Những dự án xây dựng đập thủy điện ở một số nước Đông Nam Á đang bị hủy bỏ hoặc đình chỉ khi chính phủ các nước phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ vì tác động đối với môi trường và xã hội.
Ở Việt Nam, chính phủ hoãn kế hoạch xây dựng hơn 420 đập thủy điện nhỏ vào tháng 10 sau khi dư luận phẫn nộ về mức độ an toàn sau vụ việc hàng chục người chết vì nước lũ xả ra từ những hồ chứa nước quá tải.
Tại Miến Điện dự án xây dựng một con đập lớn do Trung Quốc thầu xây dựng đã bị ngưng lại do có sự ý thức lớn hơn về các tác động xã hội và môi trường nghiêm trọng mà dự án thủy điện này có thể gây nên
Campuchia cũng đang phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về những đề xuất xây đập mới khi những công trình bị cho là xây dựng kém chất lượng dẫn đến những vụ sập đập.
Tuy nhiên, Lào là một trong những quốc gia vẫn xúc tiến kế hoạch xây đập thủy điện với tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện của Đông Nam Á.
Đối với những nước nghèo nhất trong khu vực, thủy điện cung cấp cơ hội để phát triển kinh tế nhanh chóng và đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp đập Xayaburi của Lào, 95 % sản lượng điện tạo ra sẽ đi tới Thái Lan.
Đông Nam Á đang ngày càng đói năng lượng với nhu cầu dự kiến sẽ tăng hơn 80% vào năm 2035, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế. Khoảng 1,7 nghìn tỉ đô la đầu tư bổ sung sẽ cần phải có để đáp ứng nhu cầu đó.
Nguồn: Wall Street Journal / internationalrivers.org
Ở Việt Nam, chính phủ hoãn kế hoạch xây dựng hơn 420 đập thủy điện nhỏ vào tháng 10 sau khi dư luận phẫn nộ về mức độ an toàn sau vụ việc hàng chục người chết vì nước lũ xả ra từ những hồ chứa nước quá tải.
Tại Miến Điện dự án xây dựng một con đập lớn do Trung Quốc thầu xây dựng đã bị ngưng lại do có sự ý thức lớn hơn về các tác động xã hội và môi trường nghiêm trọng mà dự án thủy điện này có thể gây nên
Campuchia cũng đang phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về những đề xuất xây đập mới khi những công trình bị cho là xây dựng kém chất lượng dẫn đến những vụ sập đập.
Tuy nhiên, Lào là một trong những quốc gia vẫn xúc tiến kế hoạch xây đập thủy điện với tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện của Đông Nam Á.
Đối với những nước nghèo nhất trong khu vực, thủy điện cung cấp cơ hội để phát triển kinh tế nhanh chóng và đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp đập Xayaburi của Lào, 95 % sản lượng điện tạo ra sẽ đi tới Thái Lan.
Đông Nam Á đang ngày càng đói năng lượng với nhu cầu dự kiến sẽ tăng hơn 80% vào năm 2035, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế. Khoảng 1,7 nghìn tỉ đô la đầu tư bổ sung sẽ cần phải có để đáp ứng nhu cầu đó.
Nguồn: Wall Street Journal / internationalrivers.org