Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày 20/2 lên tiếng ủng hộ việc hoàn tất một Bộ quy tắc Ứng xử nhằm xoa dịu những căng thẳng xuất phát từ tuyên bố chủ quyền gây hấn của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Ngoại trưởng Bishop đang công du Philippines cho hay bà đã thảo luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông với người đồng nhiệm phía Manila, ông Albert del Rosario.
Bà Bishop nhấn mạnh Australia ủng hộ việc ASEAN thúc đẩy soạn thảo Bộ quy tắc Ứng xử để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
Ngoại trưởng Bishop nói Australia kêu gọi các bên tranh chấp không làm leo thang căng thẳng và bày tỏ hy vọng sớm có tiến bộ về Bộ quy tắc mang tính ràng buộc pháp lý này.
Vẫn theo bà Bishop, Biển Đông là một mối quan tâm chủ yếu đối với Australia vì 60% hàng xuất khẩu và 40% hàng nhập khẩu của nước này đi ngang qua khu vực.
Ngoại trưởng Australia cũng kêu gọi ASEAN phải đảm bảo tiếng nói của khu vực kêu gọi giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông được thế giới nghe thấy.
Các nước ASEAN hơn chục năm nay không ngừng nỗ lực để đạt được thỏa thuận từ phía Trung Quốc về một Bộ quy tắc Ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý để tránh xung đột ở Biển Đông.
Nguồn: AFP/Straits Times
Ngoại trưởng Bishop đang công du Philippines cho hay bà đã thảo luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông với người đồng nhiệm phía Manila, ông Albert del Rosario.
Bà Bishop nhấn mạnh Australia ủng hộ việc ASEAN thúc đẩy soạn thảo Bộ quy tắc Ứng xử để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
Ngoại trưởng Bishop nói Australia kêu gọi các bên tranh chấp không làm leo thang căng thẳng và bày tỏ hy vọng sớm có tiến bộ về Bộ quy tắc mang tính ràng buộc pháp lý này.
Vẫn theo bà Bishop, Biển Đông là một mối quan tâm chủ yếu đối với Australia vì 60% hàng xuất khẩu và 40% hàng nhập khẩu của nước này đi ngang qua khu vực.
Ngoại trưởng Australia cũng kêu gọi ASEAN phải đảm bảo tiếng nói của khu vực kêu gọi giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông được thế giới nghe thấy.
Các nước ASEAN hơn chục năm nay không ngừng nỗ lực để đạt được thỏa thuận từ phía Trung Quốc về một Bộ quy tắc Ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý để tránh xung đột ở Biển Đông.
Nguồn: AFP/Straits Times