HÀ NỘI —
Tranh chấp về phân định biên giới tiếp tục leo thang tại vùng Biển Ðông. Các nước láng giềng đều phủ nhận việc Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ vùng biển này. Tuần này, Việt Nam đã công bố một thông cáo báo chí liệt kê những mối quan ngại gần đây về những khẳng định chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Marianne Brown gửi về bài tường trình sau đây.
Trong số những điều được gọi là “vi phạm chủ quyền” là một bản đồ của thành phố Tam Sa của Trung Quốc, công bố tuần trước, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là hai nhóm đảo mà Việt Nam cũng nhận chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho hay Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các “việc làm sai trái” và không để tái diễn các hành động tương tự.
Thông cáo bao gồm một lời cáo buộc rằng vào ngày 30 tháng 11, các tàu của Trung Quốc đã cắt đứt dây cáp của chiếc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 2 của Việt Nam. tàu này thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty dầu khí PetroVietnam. Công ty này cáo buộc Trung Quốc đã cắt đứt các dây cáp thăm dò ít nhất là 2 lần hồi năm ngoái, châm ngòi cho nhiều tuần lễ biểu tình chống Trung Quốc tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Phó ban thăm dò Phạm Việt Dũng nói chiếc tàu hoạt động trong phạm vi đặc khu kinh tế của Việt Nam.
Ông Dũng nói nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đã gây khó khăn cho hoạt động của công ty.
Ðáp lại những cáo buộc vừa kể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói chính phủ đang điều tra về lời cáo buộc và rằng các ngư dân chỉ tham gia hoạt động đánh cá bình thường trong vùng biển đó.
Ðứng đầu danh sách các vụ được gọi là vi phạm chủ quyền của Việt Nam là các quy định về an ninh biên giới được duyệt lại do tỉnh Hải Nam của Trung Quốc công bố tuần trước, sẽ có tác động đến các vùng duyên hải trong nước, kể cả các bán đảo đang tranh chấp, kể từ ngày 1 tháng giêng.
Kế hoạch này nói công an Trung Quốc có thể chặn và khám xét các tàu nước ngoài vào lãnh hải mà Trung Quốc đòi chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Hôm thứ hai, Philippines gọi đó là một sự “vi phạm trắng trợn” luật quốc tế, bởi vì Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển.
Các chuyên gia phân tích cho rằng các luật lệ có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, nhưng điều đó tùy thuộc vào việc họ áp dụng ra sao. Mỗi nước đều có quyền ngăn chặn các hoạt động phi pháp bên trong lãnh hải của mình, theo chuyên gia quốc phòng Carl Thayer.
Ông Thayer nói: “Do đó, bề ngoài thì có vẻ là dọa nạt. Nhưng khi đặt nó vào ý đồ có hành động trong lãnh hải không phải quanh Hải Nam và thậm chí cả Hoàng Sa, thì là thực sự họ làm cho tình hình leo thang.”
Các chuyên gia cho rằng nếu các luật lệ được áp dụng trong những khu vực đang có tranh chấp mà cả các nước khác cũng đang chiếm đóng, như Việt Nam và Philippines, thì Trung Quốc có thể bị cáo buộc là cưỡng đoạt hay thậm chí là một hành động gây chiến.
Bất chấp các hậu quả quốc tế nghiêm trọng có thể xảy ra, ông Thayer nói chính quyền đảo Hải Nam phải chịu trách nhiệm về các quy định mới, chứ không phải Bắc Kinh.
Ông Thayer nói: “Tôi không nghĩ rằng chính phủ trung ương ở Trung Quốc đã ra lệnh hay dàn dựng các luật lệ này, nhưng rõ ràng đã có sự lơ là của chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đã hành động như những tay cao bồi trên biển.”
Trong thông cáo công bố hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Bộ đã họp với các đại diện của Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, để trao cho họ một kháng thư về các vụ việc xảy ra hồi gần đây.
Cùng ngày, các cơ quan truyền thông nhà nước loan tin Việt Nam đã thành lập một “lực lượng trinh sát hàng hải” sẽ có quyến bắt giữ các thủy thủ đoàn và áp đặt khoản phạt các tàu nước ngoài bên trong phạm vi 370 kilomet đặc khu kinh tế đã được tuyên bố. Các chuyên gia phân tích cho rằng quyết định này được đưa ra đúng lúc, chứ không phải là một phản ứng cố ý.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/98nnPt1IV20?rel=0
Trong số những điều được gọi là “vi phạm chủ quyền” là một bản đồ của thành phố Tam Sa của Trung Quốc, công bố tuần trước, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là hai nhóm đảo mà Việt Nam cũng nhận chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho hay Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các “việc làm sai trái” và không để tái diễn các hành động tương tự.
Phó ban thăm dò Phạm Việt Dũng nói chiếc tàu hoạt động trong phạm vi đặc khu kinh tế của Việt Nam.
Ông Dũng nói nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đã gây khó khăn cho hoạt động của công ty.
Ðáp lại những cáo buộc vừa kể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói chính phủ đang điều tra về lời cáo buộc và rằng các ngư dân chỉ tham gia hoạt động đánh cá bình thường trong vùng biển đó.
Ðứng đầu danh sách các vụ được gọi là vi phạm chủ quyền của Việt Nam là các quy định về an ninh biên giới được duyệt lại do tỉnh Hải Nam của Trung Quốc công bố tuần trước, sẽ có tác động đến các vùng duyên hải trong nước, kể cả các bán đảo đang tranh chấp, kể từ ngày 1 tháng giêng.
Các chuyên gia phân tích cho rằng các luật lệ có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, nhưng điều đó tùy thuộc vào việc họ áp dụng ra sao. Mỗi nước đều có quyền ngăn chặn các hoạt động phi pháp bên trong lãnh hải của mình, theo chuyên gia quốc phòng Carl Thayer.
Ông Thayer nói: “Do đó, bề ngoài thì có vẻ là dọa nạt. Nhưng khi đặt nó vào ý đồ có hành động trong lãnh hải không phải quanh Hải Nam và thậm chí cả Hoàng Sa, thì là thực sự họ làm cho tình hình leo thang.”
Các chuyên gia cho rằng nếu các luật lệ được áp dụng trong những khu vực đang có tranh chấp mà cả các nước khác cũng đang chiếm đóng, như Việt Nam và Philippines, thì Trung Quốc có thể bị cáo buộc là cưỡng đoạt hay thậm chí là một hành động gây chiến.
Rõ ràng đã có sự lơ là của chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đã hành động như những tay cao bồi trên biển...Giáo sư Carl Thayer
Ông Thayer nói: “Tôi không nghĩ rằng chính phủ trung ương ở Trung Quốc đã ra lệnh hay dàn dựng các luật lệ này, nhưng rõ ràng đã có sự lơ là của chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đã hành động như những tay cao bồi trên biển.”
Trong thông cáo công bố hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Bộ đã họp với các đại diện của Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, để trao cho họ một kháng thư về các vụ việc xảy ra hồi gần đây.
Cùng ngày, các cơ quan truyền thông nhà nước loan tin Việt Nam đã thành lập một “lực lượng trinh sát hàng hải” sẽ có quyến bắt giữ các thủy thủ đoàn và áp đặt khoản phạt các tàu nước ngoài bên trong phạm vi 370 kilomet đặc khu kinh tế đã được tuyên bố. Các chuyên gia phân tích cho rằng quyết định này được đưa ra đúng lúc, chứ không phải là một phản ứng cố ý.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/98nnPt1IV20?rel=0