Đó là tuyên bố của Tư lệnh hải quân Ấn Độ tại một cuộc họp báo ở New Delhi hôm 3/12, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục quan ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ tại khu vực tranh chấp này.
Đô đốc D.K Joshi nói rằng, dù Ấn Độ không phải là nước tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông, nước này sẵn sàng hành động, nếu cần, để bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải trong khu vực.
Ấn Độ và Trung Quốc từng tranh cãi về ngoại giao liên quan tới việc khai thác dầu khí tại các lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam.
Tập đoàn dầu và khí tự nhiên của nhà nước Ấn Độ (ONGC) tham gia phát triển dự án khí Nam Côn Sơn cùng với các đối tác Việt Nam, Anh và Mỹ.
Đô đốc Joshi cho biết: "Trong các tình huống có liên quan tới các quyền lợi của Ấn Độ, ví dụ như liên quan tới ONGC, chúng tôi cần tới đó và đã sẵn sàng cho điều đó."
Ông cũng cho rằng tiến trình hiện đại hóa hải quân Trung Quốc là ‘hết sức đáng kể’, và thừa nhận rằng đây là nguồn gốc gây quan ngại cho Ấn Độ.
Ông Rory Medcalf từ Viện Chính sách Quốc tế nói với đài VOA rằng lời nhận định của Đô đốc Joshi nhắm vào người dân trong nước để trấn an họ về khả năng hải quân của Ấn Độ.
Ông Medcalf cũng cho rằng ông không nghĩ là New Delhi sẽ hành động đơn phương ở Biển Đông.
Hồi tháng Chín năm 2011, một chiếm hạm của Ấn Độ đã bị giới chức hải quân Trung Quốc cảnh cáo khi đang ở biển Đông trên đường tới cảng Hải Phòng.
Phía Trung Quốc cảnh báo tàu này đang tiến vào lãnh hải của Trung Quốc, nhưng sau đó không có chuyện gì xảy ra, và chiếm hạm của Ấn Độ tiếp tục hành trình.
Sau đó, New Delhi tuyên bố tàu của mình ở trong vùng lãnh hải quốc tế ở Biển Đông, không có đụng độ.
Trong khi đó, hôm 4/12, báo chí trong nước đưa tin, tàu SAMRAT thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Ấn Độ cùng 22 sĩ quan và 115 thủy thủ đã có chuyến thăm, làm việc tại Vùng Cảnh sát biển 3 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nguồn: AP, AFP, VNA
Đô đốc D.K Joshi nói rằng, dù Ấn Độ không phải là nước tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông, nước này sẵn sàng hành động, nếu cần, để bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải trong khu vực.
Ấn Độ và Trung Quốc từng tranh cãi về ngoại giao liên quan tới việc khai thác dầu khí tại các lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam.
Tập đoàn dầu và khí tự nhiên của nhà nước Ấn Độ (ONGC) tham gia phát triển dự án khí Nam Côn Sơn cùng với các đối tác Việt Nam, Anh và Mỹ.
Đô đốc Joshi cho biết: "Trong các tình huống có liên quan tới các quyền lợi của Ấn Độ, ví dụ như liên quan tới ONGC, chúng tôi cần tới đó và đã sẵn sàng cho điều đó."
Ông cũng cho rằng tiến trình hiện đại hóa hải quân Trung Quốc là ‘hết sức đáng kể’, và thừa nhận rằng đây là nguồn gốc gây quan ngại cho Ấn Độ.
Ông Rory Medcalf từ Viện Chính sách Quốc tế nói với đài VOA rằng lời nhận định của Đô đốc Joshi nhắm vào người dân trong nước để trấn an họ về khả năng hải quân của Ấn Độ.
Ông Medcalf cũng cho rằng ông không nghĩ là New Delhi sẽ hành động đơn phương ở Biển Đông.
Hồi tháng Chín năm 2011, một chiếm hạm của Ấn Độ đã bị giới chức hải quân Trung Quốc cảnh cáo khi đang ở biển Đông trên đường tới cảng Hải Phòng.
Phía Trung Quốc cảnh báo tàu này đang tiến vào lãnh hải của Trung Quốc, nhưng sau đó không có chuyện gì xảy ra, và chiếm hạm của Ấn Độ tiếp tục hành trình.
Sau đó, New Delhi tuyên bố tàu của mình ở trong vùng lãnh hải quốc tế ở Biển Đông, không có đụng độ.
Trong khi đó, hôm 4/12, báo chí trong nước đưa tin, tàu SAMRAT thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Ấn Độ cùng 22 sĩ quan và 115 thủy thủ đã có chuyến thăm, làm việc tại Vùng Cảnh sát biển 3 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nguồn: AP, AFP, VNA