Năm ngoái, Phương Nghi tự sắm cho mình một điện thoại thông minh vì cha mẹ cô không chịu mua cho cô một cái. Và có lẽ cũng vì lý do chính đáng: Khi mới đây được hỏi là dành bao nhiêu thời giờ để xem video qua dụng cụ này, Nghi không cần suy nghĩ lâu mà đáp rằng,“Tám tiếng đồng hồ. Mỗi ngày.”
Cha mẹ Nghi lo ngại rằng cô sẽ trở thành hàng triệu người trẻ ở Việt Nam nghiện các thiết bị điện tử và Internet.
Sinh viên ngành dược này nói với đài VOA, khi rút chiếc Samsung bọc bằng vỏ in hình con mèo màu hồng: “Mẹ tôi sợ tôi sẽ dùng nó quá nhiều, không tốt cho tôi.”
Nhiều người Việt khác cũng đang quay ra internet để xem video.
Nielsen, công ty nghiên cứu tiêu thụ, tuần trước tường trình rằng 91% người sử dụng mạng ở Việt Nam đăng ký xem video ít nhất 1 lần 1 tuần. Tỷ lệ này xếp Việt Nam lên hàng đầu danh sách xem video trên mạng của 6 quốc gia Đông Nam Á.
Indonesia, Philippines và Thái Lan có tỷ lệ ở mức 80%, trong khi Malaysia có tỷ lệ 67% và Singapore là 56%.
Làm nhiều thứ một lúc
Ngoài việc xem video, người dân Việt còn là những người làm nhiều thứ một lúc. Công ty Nielsen thăm dò 'những người tiêu thụ kỹ thuật số' sở hữu nhiều thiết bị - từ điện thoại thông minh cho đến máy điện toán và TV thông minh – và nhận thấy là hơn bất kỳ ai trong khu vực, người Việt Nam thường sử dụng cùng một lúc cả ba loại thiết bị. Tỷ lệ sử dụng 3 màn hình ở Việt Nam là 84%.
Công ty Nielsen nói trong một thông cáo báo chí rằng sự kiện này nằm trong khuôn khổ một xu hướng ở Châu Á nổi bật qua việc 'tiêu thụ ngày càng nhiều nội dung video trên mạng'.
Bà Nancy Jaffe, người đứng đầu về việc sử dụng mọi phương tiện thông tin ở Đông Nam Á, nói: “Người tiêu thụ đang vận dụng sự chọn lựa cách thức, thời gian và địa điểm họ có thể thu thập nội dung và chủ động trong các thói quen truyền thông hơn bao giờ hết”.
Các video gây tranh cãi
Video trên mạng mang đến thêm một tầng tranh cãi ở Việt Nam, với chế độ độc đảng hạn chế việc sử dụng internet và truyền thông nói chung. Đó là bởi vì những trang như Youtube và Facebook cho phép người sử dụng tải lên những đoạn video vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Hà Nội. Không phải vì chính phủ Việt Nam làm ngơ trước những gì các công dân đăng lên mạng. Chẳng hạn như, các giới chức đã phạt những người khai sinh một show TV trên mạng có tên là 'Căn hộ số 69'. Rõ ràng là vụ vi phạm này không được phép của nhà nước sản xuất loạt phim, nhưng chương trình này cũng xoay quanh việc lợi dụng tình dục người Việt trẻ tuổi.
Tuy nhiên, Intenet là một lợi thế cho giới đạo diễn nghiệp dư và các nhà đạo diện khác tận dụng các diễn đàn tự do để khai triển kỹ năng của họ. Huỳnh Nguyễn Đăng Khoa đã mở đường cách đây 2 năm với bộ phim đầu tay “My Best Gay Friend” được coi là chương trình hội thoại đầu tiên về đồng tính. Các mẩu truyện trên Youtube có trung bình 1 triệu người xem và khiến cả thế giới chú ý đến phong trào quyền của người đồng tính ở Việt Nam.
Tai họa Internet
Phần lớn sự gia tăng trong việc sự dụng video trên mạng tiếp theo sự gia tăng về điện thoại thông minh và thâm nhập internet ở Việt Nam.
Phúc trình của công ty Nielson nói trong 3 năm vừa qua, số người tiếp cận điện thoại thông minh tăng gấp 4 ở Việt Nam, trong khi số người tiếp cận máy vi tính cầm tay tăng hơn gấp đôi. Tuy nhiên, Nielson nói người Việt dành 15.5 tiếng đồng hồ trên mạng cho việc sử dụng cá nhân mỗi tuần, con số thấp nhất trong cuộc thăm dò. Công dân từ tất cả các nước khác trong cuộc khảo cứu dành ra không dưới 20 giờ đồng hồ trên mạng mỗi tuần.
Trong khi kết quả thăm dò được công bố, Việt Nam đang trải qua một sự chậm lại trong việc sử dụng Internet ở khắp nước. Phần lớn vẫn còn phụ thuộc vào một đường dây cáp chính để nối kết với thế giới ảo, và đường dây dưới biển có thể bị hư hỏng nhiều lần mỗi năm. Tai họa dây cáp mới nhất vẫn còn chưa sửa chữa được tính đến lúc viết bài này, đã khiến chủ biên Đỗ Anh Minh của tạp chí Tech in Asia phải viết một bài blog có tựa là “Liệu Việt Nam có bao giờ coi internet là nghiêm túc?” (“Will Vietnam ever take its internet seriously?”)
Trong bài này, Đỗ than phiền rằng khả năng chậm chạp của Internet là 'nực cười'”
Anh viết, “Đối với một nước…nóng lòng muốn có đầu tư nước ngoài trực tiếp và sốt sắng muốn được coi là một trung tâm kỹ thuật, các nhu cầu cơ bản như internet cần được giải quyết”.
Anh tiếp tục chỉ trích một hãng cung cấp dịch vụ internet 'thậm chí không thể giữ cho đường dây cáp khỏi bị cắt, hay ít nhất phát triển các hợp đồng xây dựng nhiều đường dây cáp hơn. Nếu không kết hợp được những thứ cơ bản như internet, thì làm thế nào Việt Nam có thể được xem là nghiêm túc?'