Một tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Mỹ ngày 2/7 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về chiến dịch tiếp tục gia tăng đàn áp các blogger tại Việt Nam.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nói vụ bắt giữ liên tiếp 3 blogger trong vòng chưa đầy 1 tháng với cáo buộc cùng tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” chứng tỏ Hà Nội đang tăng cường bịt miệng các ký giả trên mạng có quan điểm bất đồng với nhà nước.
Ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy được biết đến qua các bài blog phê phán nạn tham nhũng, chuyên quyền, phản đối Trung Quốc xâm lược, và cổ xúy dân chủ lần lượt bị bắt từ hôm 26/5 đến 15/6, theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Điều khoản này quy định hình phạt lên tới bảy năm tù giam.
Duy Nhất và Viết Đào từng làm việc cho nhà nước. Nhật Uy từng bị công an triệu tập nhiều lần trước và sau khi em trai ông là Đinh Nguyên Kha bị tuyên án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi dân chủ tại Việt Nam.
Ủy ban CPJ tố cáo trong thời gian gần đây, với chiến dịch kiểm duyệt, theo dõi, bắt bớ và truy tố, Hà Nội càng ngày càng đàn áp mạnh hơn những tiếng nói đối lập thể hiện quan điểm trên các phương tiện truyền thông, nhất là những nhà hoạt động trên mạng trong lúc vẫn cấm đoán nghiêm ngặt báo chí tư nhân.
Ông Bob Dietz, điều phối viên Chương Trình Châu Á thuộc Ủy Ban CPJ, nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng ta phải thấy rằng việc bắt giữ 3 blogger này phản ánh thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục tệ đi và sắp tới sẽ còn có thêm nhiều người bị bắt như thế nữa. Nhà cầm quyền độc tài vẫn đang tỏ ra ngoan cố bất chấp sự phản đối và áp lực của quốc tế. Cho nên, các áp lực ngoại giao cần phải được tăng cường thêm nữa. Tôi cho rằng các nước chưa áp lực đủ với Việt Nam về tầm quan trọng của tự do báo chí. Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ, hay Liên hiệp Châu Âu cần phải chỉ trích Hà Nội mạnh mẽ và thẳng thắn hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.”
Trước CPJ, hồi cuối tháng 6 vừa qua, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cũng đã kêu gọi thế giới phản ứng mạnh trước sự đàn áp leo thang tại Việt Nam.
Human Rights Watch đặc biệt lưu ý đến vụ bắt giữ các blogger vì điều 258, đồng thời thúc giục cộng đồng quốc tế đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền tự do căn bản để khẳng định rõ ràng với Hà Nội rằng không ai có thể bị bắt hay bị hành hung vì bày tỏ ý kiến.
Cùng lên án việc bắt giam các blogger Duy Nhất, Viết Đào, và Nhật Uy, tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp khuyến cáo Việt Nam chớ nên gia tăng đàn áp những người đưa tin vì duy trì chính sách đe dọa các blogger và những nhà bất đồng chính kiến trên mạng chỉ khiến Việt Nam bị quốc tế gạt ra bên lề mà thôi.
RSF nhận xét rằng tương tự như điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, điều 258 có nội dung mơ hồ là công cụ được nhà cầm quyền Hà Nội dùng để trấn áp những người chỉ trích chính phủ.
Việt Nam bị xếp thứ 172/179 quốc gia trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí thường niên 2013 do Phóng viên Không biên giới thực hiện.
Danh sách cập nhật 39 “Hung thần của Tự Do Thông Tin” do RSF phổ biến nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay vẫn duy trì tên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nói vụ bắt giữ liên tiếp 3 blogger trong vòng chưa đầy 1 tháng với cáo buộc cùng tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” chứng tỏ Hà Nội đang tăng cường bịt miệng các ký giả trên mạng có quan điểm bất đồng với nhà nước.
Ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy được biết đến qua các bài blog phê phán nạn tham nhũng, chuyên quyền, phản đối Trung Quốc xâm lược, và cổ xúy dân chủ lần lượt bị bắt từ hôm 26/5 đến 15/6, theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Điều khoản này quy định hình phạt lên tới bảy năm tù giam.
Duy Nhất và Viết Đào từng làm việc cho nhà nước. Nhật Uy từng bị công an triệu tập nhiều lần trước và sau khi em trai ông là Đinh Nguyên Kha bị tuyên án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi dân chủ tại Việt Nam.
Ủy ban CPJ tố cáo trong thời gian gần đây, với chiến dịch kiểm duyệt, theo dõi, bắt bớ và truy tố, Hà Nội càng ngày càng đàn áp mạnh hơn những tiếng nói đối lập thể hiện quan điểm trên các phương tiện truyền thông, nhất là những nhà hoạt động trên mạng trong lúc vẫn cấm đoán nghiêm ngặt báo chí tư nhân.
Ông Bob Dietz, điều phối viên Chương Trình Châu Á thuộc Ủy Ban CPJ, nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng ta phải thấy rằng việc bắt giữ 3 blogger này phản ánh thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục tệ đi và sắp tới sẽ còn có thêm nhiều người bị bắt như thế nữa. Nhà cầm quyền độc tài vẫn đang tỏ ra ngoan cố bất chấp sự phản đối và áp lực của quốc tế. Cho nên, các áp lực ngoại giao cần phải được tăng cường thêm nữa. Tôi cho rằng các nước chưa áp lực đủ với Việt Nam về tầm quan trọng của tự do báo chí. Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ, hay Liên hiệp Châu Âu cần phải chỉ trích Hà Nội mạnh mẽ và thẳng thắn hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.”
Trước CPJ, hồi cuối tháng 6 vừa qua, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cũng đã kêu gọi thế giới phản ứng mạnh trước sự đàn áp leo thang tại Việt Nam.
Your browser doesn’t support HTML5
Cùng lên án việc bắt giam các blogger Duy Nhất, Viết Đào, và Nhật Uy, tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp khuyến cáo Việt Nam chớ nên gia tăng đàn áp những người đưa tin vì duy trì chính sách đe dọa các blogger và những nhà bất đồng chính kiến trên mạng chỉ khiến Việt Nam bị quốc tế gạt ra bên lề mà thôi.
RSF nhận xét rằng tương tự như điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, điều 258 có nội dung mơ hồ là công cụ được nhà cầm quyền Hà Nội dùng để trấn áp những người chỉ trích chính phủ.
Việt Nam bị xếp thứ 172/179 quốc gia trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí thường niên 2013 do Phóng viên Không biên giới thực hiện.
Danh sách cập nhật 39 “Hung thần của Tự Do Thông Tin” do RSF phổ biến nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay vẫn duy trì tên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam.