Một ngư dân và một giới chức trên đảo Lý Sơn cho biết rằng các ngư phủ ở đây cũng bị lực lượng Trung Quốc ‘xịt vòi rồng’ trong khi vụ giằng co giữa Hà Nội và Bắc Kinh quanh giàn khoan của Trung Quốc vẫn tiếp diễn.
Cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh các tàu của hai nước láng giềng cũng mới sử dụng súng phun nước công suất lớn nhắm vào nhau ở gần giàn khoan gây tranh cãi nằm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng hơn 200 km.
Ngư phủ Bùi Văn Phải nói chuyện với VOA Việt Ngữ sau chuyến đi đánh bắt ở biển Đông.
“Tôi mới đi ở Hoàng Sa về. Rất là khó khăn. Mình đi ra khai thác thì bị xua đuổi, đập phá. Chuyến vừa rồi có một số tàu bị xịt nước [phun vòi rồng], hư tàu. Trên đảo Tri Tôn [thuộc quần đảo Hoàng Sa], tôi thấy tàu rất là nhiều, vừa là tàu quân sự, tàu dân, rất là đông, bao vây xung quanh cái giàn khoan đó. Tôi chỉ nhìn thấy từ xa thôi, chứ tới gần là tàu nó tới xua đuổi, nó xịt nước, không cho mình tới đó”.
Theo báo chí Việt Nam, Trung Quốc đã ‘công bố lệnh cấm tàu bè hoạt động quanh khu vực giàn khoan 3 hải lý’ nhưng trên thực địa Trung Quốc đã ‘nới rộng phạm vi ra khoảng 10 hải lý’.
Ngư dân từng cáo buộc phía Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy tàu cá của mình hồi năm 2013 cho biết thêm rằng ông phải ‘đi đường vòng để đi đánh bắt và chi phí cho chuyến đi bị đội lên cao hơn so với trước đây vì tốn kém nhiên liệu’.
Ông Phải cho hay bản thân ông cũng như các ngư phủ khác hiện cũng cảm thấy lo ngại khi ra khơi.
“Bình thường mình [đi biển] thì mình an tâm hơn, nhưng bây giờ đi thì cũng e ngại, sợ nó [Trung Quốc] ra [chặn]. Mình đi ra ngư trường của mình, nhưng giờ nó lấn qua, xua đuổi, phá phách thì mình không khai thác được, nên thu nhập thất bát cho nên rất là lo ngại về việc đó”.
Dẫu vậy, ông Phải cho biết sẽ tiếp tục đi biển ‘để mưu sinh và bảo vệ chủ quyền’ dù biết rằng ‘có nguy hiểm rình rập’.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải trên đảo Lý Sơn, nói rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình là một ‘vấn đề gây chướng ngại cho việc khai thác hải sản của ngư dân, và ngư dân chúng tôi đã kịch liệt phản đối về việc làm này của Trung Quốc’.
Ông cũng cáo buộc phía lực lượng Trung Quốc sử dụng vòi rồng nhắm vào ngư dân Lý Sơn.
“Trung Quốc khi nó đặt giàn khoan thì nó kéo theo trên 80 tàu các loại, trong đó có tàu chiến nữa để hộ tống giàn khoan. Nó gây cản trở, ngăn cản, không cho ngư dân chúng tôi ra khai thác. Chúng xịt nước [phun vòi rồng] khi chúng tôi đi gần giàn khoan buộc chúng tôi phải đi đường vòng. Đây là ngư trường truyền thống, con đường đi của chúng tôi nhưng mà họ cắt ngang như thế này. Họ cũng gây khó khăn rồi đe dọa đến tài sản, tính mạng và ngư trường của ngư dân”.
Phía Trung Quốc chưa lên tiếng trước lời cáo buộc mới nhất từ phía ngư dân Việt Nam. Hà Nội mới đây phản đối Bắc Kinh đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam nhưng đã bị phía nước láng giềng tố ngược lại.
Ông Chinh nói thêm rằng chính quyền đảo Lý Sơn mới đây đã tập trung ‘cả ngàn ngư dân để kịch liệt phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc trái với luật biển quốc tế’.
Giới chức này cũng kêu gọi các ngư dân ‘phát huy truyền thống lâu đời của cha ông trong đội hùng binh năm xưa, là quyết tâm kiên trì bám chắc ngư trường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc’.
Liên quan tới việc bảo toàn tính mạng cho ngư dân trong tình hình căng thẳng hiện nay, ông Phùng Quang Khải, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết:
“Lực lượng kiểm ngư của mình, bây giờ ngoài cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ra thì còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân. Nếu mà ngư dân của ta đến các ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa thì đương nhiên là tàu của ta là phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Tàu của Trung Quốc mà ngăn cản tàu của ngư dân thì tàu của kiểm ngư chúng ta cũng phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Nếu mà bây giờ ta bỏ ngư trường, ta bỏ biển mà phía Trung Quốc như thế thì đương nhiên Trung Quốc sẽ lấn tới”.
Ông cũng cho biết xét tương quan lực lượng, hiện ‘Trung Quốc có khoảng trên dưới 80 tàu trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng gần 30 tàu’.
“Sở dĩ tại sao mình không huy động tàu của mình ra nữa là bởi vì đây là chủ quyền của mình, và mình chỉ có nhiệm vụ ra ngăn chặn và mình tuyên truyền để cho Trung Quốc rút giàn khoan này về thôi, tránh tình trạng đối đầu,” ông nói.
Cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh các tàu của hai nước láng giềng cũng mới sử dụng súng phun nước công suất lớn nhắm vào nhau ở gần giàn khoan gây tranh cãi nằm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng hơn 200 km.
Lực lượng kiểm ngư của mình, bây giờ ngoài cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ra thì còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân. Nếu mà bây giờ ta bỏ ngư trường, ta bỏ biển mà phía Trung Quốc như thế thì đương nhiên Trung Quốc sẽ lấn tới...Ngư phủ Bùi Văn Phải.
Ngư phủ Bùi Văn Phải nói chuyện với VOA Việt Ngữ sau chuyến đi đánh bắt ở biển Đông.
“Tôi mới đi ở Hoàng Sa về. Rất là khó khăn. Mình đi ra khai thác thì bị xua đuổi, đập phá. Chuyến vừa rồi có một số tàu bị xịt nước [phun vòi rồng], hư tàu. Trên đảo Tri Tôn [thuộc quần đảo Hoàng Sa], tôi thấy tàu rất là nhiều, vừa là tàu quân sự, tàu dân, rất là đông, bao vây xung quanh cái giàn khoan đó. Tôi chỉ nhìn thấy từ xa thôi, chứ tới gần là tàu nó tới xua đuổi, nó xịt nước, không cho mình tới đó”.
Theo báo chí Việt Nam, Trung Quốc đã ‘công bố lệnh cấm tàu bè hoạt động quanh khu vực giàn khoan 3 hải lý’ nhưng trên thực địa Trung Quốc đã ‘nới rộng phạm vi ra khoảng 10 hải lý’.
Ngư dân từng cáo buộc phía Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy tàu cá của mình hồi năm 2013 cho biết thêm rằng ông phải ‘đi đường vòng để đi đánh bắt và chi phí cho chuyến đi bị đội lên cao hơn so với trước đây vì tốn kém nhiên liệu’.
Ông Phải cho hay bản thân ông cũng như các ngư phủ khác hiện cũng cảm thấy lo ngại khi ra khơi.
“Bình thường mình [đi biển] thì mình an tâm hơn, nhưng bây giờ đi thì cũng e ngại, sợ nó [Trung Quốc] ra [chặn]. Mình đi ra ngư trường của mình, nhưng giờ nó lấn qua, xua đuổi, phá phách thì mình không khai thác được, nên thu nhập thất bát cho nên rất là lo ngại về việc đó”.
Dẫu vậy, ông Phải cho biết sẽ tiếp tục đi biển ‘để mưu sinh và bảo vệ chủ quyền’ dù biết rằng ‘có nguy hiểm rình rập’.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải trên đảo Lý Sơn, nói rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình là một ‘vấn đề gây chướng ngại cho việc khai thác hải sản của ngư dân, và ngư dân chúng tôi đã kịch liệt phản đối về việc làm này của Trung Quốc’.
Ông cũng cáo buộc phía lực lượng Trung Quốc sử dụng vòi rồng nhắm vào ngư dân Lý Sơn.
“Trung Quốc khi nó đặt giàn khoan thì nó kéo theo trên 80 tàu các loại, trong đó có tàu chiến nữa để hộ tống giàn khoan. Nó gây cản trở, ngăn cản, không cho ngư dân chúng tôi ra khai thác. Chúng xịt nước [phun vòi rồng] khi chúng tôi đi gần giàn khoan buộc chúng tôi phải đi đường vòng. Đây là ngư trường truyền thống, con đường đi của chúng tôi nhưng mà họ cắt ngang như thế này. Họ cũng gây khó khăn rồi đe dọa đến tài sản, tính mạng và ngư trường của ngư dân”.
Phía Trung Quốc chưa lên tiếng trước lời cáo buộc mới nhất từ phía ngư dân Việt Nam. Hà Nội mới đây phản đối Bắc Kinh đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam nhưng đã bị phía nước láng giềng tố ngược lại.
Ông Chinh nói thêm rằng chính quyền đảo Lý Sơn mới đây đã tập trung ‘cả ngàn ngư dân để kịch liệt phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc trái với luật biển quốc tế’.
Giới chức này cũng kêu gọi các ngư dân ‘phát huy truyền thống lâu đời của cha ông trong đội hùng binh năm xưa, là quyết tâm kiên trì bám chắc ngư trường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc’.
Tôi mới đi ở Hoàng Sa về. Rất là khó khăn. Mình đi ra khai thác thì bị xua đuổi, đập phá. Chuyến vừa rồi có một số tàu bị xịt nước [phun vòi rồng], hư tàu...Ngư phủ Bùi Văn Phải.
Liên quan tới việc bảo toàn tính mạng cho ngư dân trong tình hình căng thẳng hiện nay, ông Phùng Quang Khải, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết:
“Lực lượng kiểm ngư của mình, bây giờ ngoài cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ra thì còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân. Nếu mà ngư dân của ta đến các ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa thì đương nhiên là tàu của ta là phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Tàu của Trung Quốc mà ngăn cản tàu của ngư dân thì tàu của kiểm ngư chúng ta cũng phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Nếu mà bây giờ ta bỏ ngư trường, ta bỏ biển mà phía Trung Quốc như thế thì đương nhiên Trung Quốc sẽ lấn tới”.
Ông cũng cho biết xét tương quan lực lượng, hiện ‘Trung Quốc có khoảng trên dưới 80 tàu trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng gần 30 tàu’.
“Sở dĩ tại sao mình không huy động tàu của mình ra nữa là bởi vì đây là chủ quyền của mình, và mình chỉ có nhiệm vụ ra ngăn chặn và mình tuyên truyền để cho Trung Quốc rút giàn khoan này về thôi, tránh tình trạng đối đầu,” ông nói.