Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay loan tin nước này đã phái một trong các đội tàu đánh cá lớn nhất từ trước tới nay ra các hòn đảo trong vòng tranh chấp ở Biển Đông, giữa lúc tình hình tiếp tục căng thẳng trong khu vực vì hành động quyết liệt hơn của Trung Quốc để đòi chủ quyền đối với phần lớn vùng biển này.
AFP trích tin của China Daily cho biết một đoàn gồm 30 tàu đánh cá Trung Quốc đã khởi hành hôm qua và đang trên đường tới quần đảo Trường Sa, khu vực đang trong vòng tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác trong đó có Philippines và Việt Nam.
Theo tin này, đoàn tàu rời tỉnh Hải Nam để thực hiện cuộc hành trình dài 40 ngày trong khu vực, bao gồm hai tàu vận tải và tiếp liệu lớn.
Bản tin trích lời một giới chức thuộc Sở Hải Dương và Thủy Sản Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ “làm tất cả những gì có thể làm để bảo đảm sự an toàn của đội tàu.”
Tin của GMA News hôm nay trích lời một người phát ngôn của chính phủ Philippines, cho biết nước này cũng đang giám sát vùng biển để chờ sự xuất hiện của đội tàu 30 chiếc mà Trung Quốc phái đến quần đảo Trường Sa để đánh bắt thủy sản trong hơn một tháng.
Bản tin dẫn lời bà Abigail Valte tại một cuộc họp báo chiều hôm nay, nói rằng Bộ Ngoại giao Philippines đang kiểm chứng xem đội tàu Trung Quốc có tiến vào vùng biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố có chủ quyền tại quần đảo Trường Sa hay không.
Người phát ngôn này nói Philippines đang chờ báo cáo của các lực lượng quân đội và Đội Tuần Duyên Philippines về sự di chuyển của đội tàu Trung Quốc.
Bà Valte nói chính phủ Philippines sẽ không bình luận gì về các hoạt động của đội tàu Trung Quốc, trừ phi nhà chức trách Phi kiểm chứng được sự hiện diện của các tàu Trung Quốc trong các vùng lãnh hải tranh chấp với Philippines.
Trong quá khứ, các tàu đánh cá Trung Quốc vẫn thường xuyên lui tới quần đảo Trường Sa, nơi mà Đài Loan và Brunei cũng đòi chủ quyền một phần, tuy nhiên đoàn tàu khởi hành hôm qua là đội tàu có quy mô ngang hàng với đội tàu được mô tả là lớn nhất từ trước tới nay mà Bắc Kinh đã phái tới khu vực hồi năm ngoái.
Tin của tờ Thanh niên cũng trích dẫn bản tin của Pháp Tấn Xã, trích lời giới phân tích nói rằng việc Trung Quốc đưa tàu cá ra Trường Sa đánh đi một thông điệp là nước này sẽ tiếp tục khai thác các nguồn tài nguyên cá trong Biển Đông.
Nhà phân tích Mark Valencia, một chuyên gia về cuộc tranh chấp Biển Đông tại Hawaii, nói đây là một cách để Bắc Kinh khẳng định quyền tài phán trên khu vực.
Báo Thanh niên trích lời Giáo sư Vũ Hồng Lâm, một nhà phân tích an ninh tại Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á-Thái bình dương ở Hawaii, nói rằng “thông điệp của Bắc Kinh là đây là vùng biển thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, và chúng tôi cương quyết khẳng định các quyền của mình ở vùng biển này.”
Các chuyên gia nhận định rằng lối tiếp cận của Trung Quốc đối với các đòi hỏi chủ quyền của nước này tại Biển Đông phản ánh học thuyết quân sự của Bắc Kinh. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia nói rằng Trung Quốc đã hành động “dựa trên sự diễn giải đơn phương của họ về luật pháp quốc tế.”
Trung Quốc và các nước láng giềng từ lâu vẫn sử dụng các đội tàu đánh cá và các tàu hải giám để xác định chủ quyền lãnh hải của mình, và trong mấy năm gần đây, đã tăng cường các lực lượng hải quân trong bối cảnh sự leo thang của những căng thẳng ở Biển Đông.
Nguồn: AFP, GMA News, Thanh Nien
AFP trích tin của China Daily cho biết một đoàn gồm 30 tàu đánh cá Trung Quốc đã khởi hành hôm qua và đang trên đường tới quần đảo Trường Sa, khu vực đang trong vòng tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác trong đó có Philippines và Việt Nam.
Theo tin này, đoàn tàu rời tỉnh Hải Nam để thực hiện cuộc hành trình dài 40 ngày trong khu vực, bao gồm hai tàu vận tải và tiếp liệu lớn.
Bản tin trích lời một giới chức thuộc Sở Hải Dương và Thủy Sản Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ “làm tất cả những gì có thể làm để bảo đảm sự an toàn của đội tàu.”
Tin của GMA News hôm nay trích lời một người phát ngôn của chính phủ Philippines, cho biết nước này cũng đang giám sát vùng biển để chờ sự xuất hiện của đội tàu 30 chiếc mà Trung Quốc phái đến quần đảo Trường Sa để đánh bắt thủy sản trong hơn một tháng.
Bản tin dẫn lời bà Abigail Valte tại một cuộc họp báo chiều hôm nay, nói rằng Bộ Ngoại giao Philippines đang kiểm chứng xem đội tàu Trung Quốc có tiến vào vùng biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố có chủ quyền tại quần đảo Trường Sa hay không.
Người phát ngôn này nói Philippines đang chờ báo cáo của các lực lượng quân đội và Đội Tuần Duyên Philippines về sự di chuyển của đội tàu Trung Quốc.
Bà Valte nói chính phủ Philippines sẽ không bình luận gì về các hoạt động của đội tàu Trung Quốc, trừ phi nhà chức trách Phi kiểm chứng được sự hiện diện của các tàu Trung Quốc trong các vùng lãnh hải tranh chấp với Philippines.
Trong quá khứ, các tàu đánh cá Trung Quốc vẫn thường xuyên lui tới quần đảo Trường Sa, nơi mà Đài Loan và Brunei cũng đòi chủ quyền một phần, tuy nhiên đoàn tàu khởi hành hôm qua là đội tàu có quy mô ngang hàng với đội tàu được mô tả là lớn nhất từ trước tới nay mà Bắc Kinh đã phái tới khu vực hồi năm ngoái.
Tin của tờ Thanh niên cũng trích dẫn bản tin của Pháp Tấn Xã, trích lời giới phân tích nói rằng việc Trung Quốc đưa tàu cá ra Trường Sa đánh đi một thông điệp là nước này sẽ tiếp tục khai thác các nguồn tài nguyên cá trong Biển Đông.
Nhà phân tích Mark Valencia, một chuyên gia về cuộc tranh chấp Biển Đông tại Hawaii, nói đây là một cách để Bắc Kinh khẳng định quyền tài phán trên khu vực.
Báo Thanh niên trích lời Giáo sư Vũ Hồng Lâm, một nhà phân tích an ninh tại Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á-Thái bình dương ở Hawaii, nói rằng “thông điệp của Bắc Kinh là đây là vùng biển thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, và chúng tôi cương quyết khẳng định các quyền của mình ở vùng biển này.”
Các chuyên gia nhận định rằng lối tiếp cận của Trung Quốc đối với các đòi hỏi chủ quyền của nước này tại Biển Đông phản ánh học thuyết quân sự của Bắc Kinh. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia nói rằng Trung Quốc đã hành động “dựa trên sự diễn giải đơn phương của họ về luật pháp quốc tế.”
Trung Quốc và các nước láng giềng từ lâu vẫn sử dụng các đội tàu đánh cá và các tàu hải giám để xác định chủ quyền lãnh hải của mình, và trong mấy năm gần đây, đã tăng cường các lực lượng hải quân trong bối cảnh sự leo thang của những căng thẳng ở Biển Đông.
Nguồn: AFP, GMA News, Thanh Nien