Báo chí do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ trước lời kêu gọi đưa ra tuần này của nhà hoạt động Trần Quang Thành, thúc giục các tân lãnh đạo Trung Quốc bảo vệ nhân quyền và đi theo con đường cải cách chính trị của Miến Điện.
Một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản đã bác bỏ lời phát biểu được thu băng video của luật sư bất đồng chính kiến khiếm thị, coi đó là ‘một bài diễn thuyết rõ ràng mang tính cách dạy đời’ mà dân chúng Trung Quốc ‘gần như không chú ý tới.”
Phát biểu kéo dài 10 phút của ông Trần, được tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, ChinaAid đưa lên trang Youtube hôm Chủ Nhật, thúc giục Chủ tịch sắp nhậm chức Tập Cận Bình bảo vệ nhân quyền và thực thi các cải cách chính trị nếu không sẽ vấp phải nguy cơ ‘một cuộc chuyển đổi bạo lực’.
Luật sư tự học, hiện sống lưu vong với gia đình tại New York, nói rằng nếu Tổng thống Miến Điện Thein Sein có thể phóng thích những người như khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, thì ông Tập cũng có thể phóng thích các tù nhân lương tâm của Trung Quốc.
Nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng Miến Điện không phải là một mô hình tốt cho Trung Quốc, và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cũng đang thực cải cách chính trị của riêng mình. Tờ báo cũng ca ngợi những người thúc đẩy dân chủ hóa "trong khuôn khổ pháp luật’. Điều này rõ ràng là một sự phê bình đối với hoạt động nổi tiếng của ông Trần, chống tình trạng cưỡng bức phá thai và các vụ lạm dụng khác.
Ông Trần đang trải qua 19 tháng trong tình trạng bị quản thúc tại gia thì ông đã thực hiện một cuộc đào thoát táo bạo tới Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hồi tháng Tư, gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington. Rốt cuộc, ông đã được cho phép đi du học ở Mỹ cùng với vợ và các con.
Quan điểm của tờ Hoàn Cầu thời báo thường thể hiện ý kiến của giới chức. Tờ này nói rằng ảnh hưởng của ông trần đã bị suy giảm kể từ khi ông rời bỏ quê hương mình. Tờ báo này nói rằng điều đó giống với ‘vầng hào quang giảm dần’ của các nhà hoạt động khác sau khi họ rời bỏ tổ quốc.
Tờ báo cũng nhắm vào uy tín của ông Trần và đặt câu hỏi về nguồn thu nhập của ông ở Mỹ. Tờ báo nói rằng một số nhà hoạt động Trung Quốc ở nước ngoài ‘không thật sự độc lập như họ tỏ ra’, và nói rằng việc họ rời Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ có thể quên thực tế tại nước này.
Lời kêu gọi qua video được đưa ra sau vụ kết án cháu ông Trần Quang Thành là Trần Khả Quý 3 năm tù giam về tội tội hành hung, nhưng lại được xem là một sự trả đũa của giới chức địa phương vì họ cảm thấy tức giận vì cuộc đào thoát táo bạo khỏi tình trạng quản thúc tại gia của người chú.
Tổ chức Human Rights Watch gọi vụ xử ông Trần Quang Quý là ‘vội vã và không công bằng’, cho thấy ‘nó có những dấu ấn đáng lo ngại như việc đàn áp ông Trần Quang Thành, đó là việc biệt giam, không cho lựa chọn luật sư và một phiên tòa kín, bị chính trị hóa’.
Một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản đã bác bỏ lời phát biểu được thu băng video của luật sư bất đồng chính kiến khiếm thị, coi đó là ‘một bài diễn thuyết rõ ràng mang tính cách dạy đời’ mà dân chúng Trung Quốc ‘gần như không chú ý tới.”
Phát biểu kéo dài 10 phút của ông Trần, được tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, ChinaAid đưa lên trang Youtube hôm Chủ Nhật, thúc giục Chủ tịch sắp nhậm chức Tập Cận Bình bảo vệ nhân quyền và thực thi các cải cách chính trị nếu không sẽ vấp phải nguy cơ ‘một cuộc chuyển đổi bạo lực’.
Luật sư tự học, hiện sống lưu vong với gia đình tại New York, nói rằng nếu Tổng thống Miến Điện Thein Sein có thể phóng thích những người như khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, thì ông Tập cũng có thể phóng thích các tù nhân lương tâm của Trung Quốc.
Nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng Miến Điện không phải là một mô hình tốt cho Trung Quốc, và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cũng đang thực cải cách chính trị của riêng mình. Tờ báo cũng ca ngợi những người thúc đẩy dân chủ hóa "trong khuôn khổ pháp luật’. Điều này rõ ràng là một sự phê bình đối với hoạt động nổi tiếng của ông Trần, chống tình trạng cưỡng bức phá thai và các vụ lạm dụng khác.
Ông Trần đang trải qua 19 tháng trong tình trạng bị quản thúc tại gia thì ông đã thực hiện một cuộc đào thoát táo bạo tới Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hồi tháng Tư, gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington. Rốt cuộc, ông đã được cho phép đi du học ở Mỹ cùng với vợ và các con.
Quan điểm của tờ Hoàn Cầu thời báo thường thể hiện ý kiến của giới chức. Tờ này nói rằng ảnh hưởng của ông trần đã bị suy giảm kể từ khi ông rời bỏ quê hương mình. Tờ báo này nói rằng điều đó giống với ‘vầng hào quang giảm dần’ của các nhà hoạt động khác sau khi họ rời bỏ tổ quốc.
Tờ báo cũng nhắm vào uy tín của ông Trần và đặt câu hỏi về nguồn thu nhập của ông ở Mỹ. Tờ báo nói rằng một số nhà hoạt động Trung Quốc ở nước ngoài ‘không thật sự độc lập như họ tỏ ra’, và nói rằng việc họ rời Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ có thể quên thực tế tại nước này.
Lời kêu gọi qua video được đưa ra sau vụ kết án cháu ông Trần Quang Thành là Trần Khả Quý 3 năm tù giam về tội tội hành hung, nhưng lại được xem là một sự trả đũa của giới chức địa phương vì họ cảm thấy tức giận vì cuộc đào thoát táo bạo khỏi tình trạng quản thúc tại gia của người chú.
Tổ chức Human Rights Watch gọi vụ xử ông Trần Quang Quý là ‘vội vã và không công bằng’, cho thấy ‘nó có những dấu ấn đáng lo ngại như việc đàn áp ông Trần Quang Thành, đó là việc biệt giam, không cho lựa chọn luật sư và một phiên tòa kín, bị chính trị hóa’.
Your browser doesn’t support HTML5