BẮC KINH —
Tin tức về việc ông Edward Snowden, cựu nhân viên khế ước của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, bỏ trốn sang Hồng Kông, đặc khu hành chánh của Trung Quốc, đang khơi ra những cuộc tranh luận ở Trung Quốc về tự do internet và về những biện pháp mà các chính phủ thực hiện để theo dõi hoạt động trên mạng, nhân danh mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về từ Bắc Kinh.
Tuy truyền thông nhà nước chỉ tường thuật một cách qua loa về việc ông Edward Snowden bỏ trốn sang Hồng Kông, rất nhiều người Trung Quốc đã đăng tải những bình luận của họ trên internet về vụ này và về những gì mà ông tiết lộ về chương trình theo dõi internet của chính phủ Mỹ.
Một số người ca ngợi ông Snowden. Họ gọi ông là một anh hùng vì đã dám đối đầu với chính phủ Mỹ và so sánh ông với người sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Một người khác mô tả vụ này là một cái tát vào mặt của thể chế dân chủ ở Mỹ.
Ông Michael Anti là một nhà bỉnh bút và là một blogger chuyên viết về các vấn đề internet ở Trung Quốc. Ông nói rằng nhiều cư dân mạng Trung Quốc cảm thấy ngạc nhiên về việc chính phủ Mỹ làm những việc giống hệt như chính phủ Trung Quốc.
Ông Anti nói: "Tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc cảm thấy bối rối vì vụ này. Bởi vì ông Tập Cận Bình và ông Obama đã nói chuyện với nhau và vấn đề hàng đầu là vấn đề an ninh mạng. Khi vụ này bùng ra, nó làm cho lập luận của chính phủ Mỹ về an ninh mạng trở nên bớt thuyết phục hơn đối với công chúng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chuyện này có lợi cho chính phủ Trung Quốc."
Oâng Anti nói rằng vẫn còn những sự mâu thuẫn giữa những tuyên bố của người tiết lộ thông tin với những công ty như Google và những công ty khác, là những công ty đã phủ nhận sự dính líu.
Nhưng vụ này có thể có ảnh hưởng lớn đối với tự do internet ở Trung Quốc.
Ông Ant cho biết: "Chính phủ sẽ nói 'Chúng tôi đã nói với các ông là chính phủ nào cũng làm như vậy về vấn đề kiểm soát internet, và tất cả những sự chỉ trích mà các ông từng nhắm vào chúng tôi về tự do internet trên cơ bản là đạo đức gỉả'.”
Giáo sư luật học của Đại học Hồng Kông, ông Simon Young, tán đồng nhận xét đó.
Ông Young nói: "Giống như nhiều cuộc tranh luận về nhân quyền mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thực hiện, vụ này có thể là một vấn đề làm cho nhà chức trách Hoa Lục có lý lẽ vững hơn để phản bác Hoa Kỳ và nói rằng “Các ông cũng chẳng tốt gì hơn chúng tôi. Hãy nhìn xem các ông bênh vực như thế nào cho những cách làm việc và những chính sách này, các ông sẽ thấy những gì mà chúng tôi làm ở Hoa Lục không có gì sai cả.”
Trong lúc cuộc tranh luận về vụ này lan ra khắp nơi trên thế giới, các giới chức Mỹ không đưa ra chỉ dấu nào để cho thấy họ sẽ từ bỏ chương trình theo dõi. Những người chỉ trích nói rằng chương trình này đe dọa tới việc bảo vệ quyền riêng tư và vượt khỏi giới hạn của những luật lệ của Mỹ về hoạt động tình báo nhằm ngăn chận những vụ tấn công khủng bố.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang đối mặt với nhiều áp lực đòi ông nhanh chóng hành động để giải quyết vụ này và có thể đòi dẫn độ ông Snowden về nước. Chủ tịch Uûy ban Tình báo Thượng viện, bà Diane Feinstein, nói rằng ông Snowden đã phạm tội “mưu phản” và phải bị truy tố.
Giáo sư Young của Đại học Hồng Kông cho biết cư dân ở đây có phần chắc sẽ thông cảm cho những nỗ lực của ông Snowden nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dân.
Ông Young nhận xét: "Tôi nghĩ rằng những vấn đề này phần lớn là liên hệ tới những gì mà chúng ta nói về sự bí mật trong chính phủ, sự can dự vào cuộc sống riêng tư của người dân, và về quyền của những người phanh phui hành vi sai trái của chính phủ. Những giá trị của Hồng Kông trong lãnh vực này có lẽ cũng tương tự như các giá trị Tây phương. Ý tôi muốn nói là Hồng Kông là một thành phố quốc tế, và giống như nước Mỹ, chúng tôi có sự bảo vệ của hiến pháp chống lại sự xâm phạm vào quyền riêng tư."
Các nhà quan sát cho rằng vụ này tuy là một vấn đề pháp lý nhưng đồng thời nó cũng là một vấn đề chính trị và ngoại giao.
Tin về việc ông Snowden có mặt ở Hồng Kông được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành cuộc họp thượng đỉnh không chính thức đầu tiên tại California và tập trung bàn về việc cải thiện quan hệ Mỹ-Trung.
Các nhà phân tích nói rằng cách thức ông Obama và ông Tập Cận Bình xử lý vụ án ông Snowden có thể là một cuộc trắc nghiệm quan trọng đầu tiên của họ trong việc mở ra một chương mới cho mối quan hệ song phương.
Tuy truyền thông nhà nước chỉ tường thuật một cách qua loa về việc ông Edward Snowden bỏ trốn sang Hồng Kông, rất nhiều người Trung Quốc đã đăng tải những bình luận của họ trên internet về vụ này và về những gì mà ông tiết lộ về chương trình theo dõi internet của chính phủ Mỹ.
Một số người ca ngợi ông Snowden. Họ gọi ông là một anh hùng vì đã dám đối đầu với chính phủ Mỹ và so sánh ông với người sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Một người khác mô tả vụ này là một cái tát vào mặt của thể chế dân chủ ở Mỹ.
Ông Michael Anti là một nhà bỉnh bút và là một blogger chuyên viết về các vấn đề internet ở Trung Quốc. Ông nói rằng nhiều cư dân mạng Trung Quốc cảm thấy ngạc nhiên về việc chính phủ Mỹ làm những việc giống hệt như chính phủ Trung Quốc.
Ông Anti nói: "Tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc cảm thấy bối rối vì vụ này. Bởi vì ông Tập Cận Bình và ông Obama đã nói chuyện với nhau và vấn đề hàng đầu là vấn đề an ninh mạng. Khi vụ này bùng ra, nó làm cho lập luận của chính phủ Mỹ về an ninh mạng trở nên bớt thuyết phục hơn đối với công chúng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chuyện này có lợi cho chính phủ Trung Quốc."
Oâng Anti nói rằng vẫn còn những sự mâu thuẫn giữa những tuyên bố của người tiết lộ thông tin với những công ty như Google và những công ty khác, là những công ty đã phủ nhận sự dính líu.
Nhưng vụ này có thể có ảnh hưởng lớn đối với tự do internet ở Trung Quốc.
Ông Ant cho biết: "Chính phủ sẽ nói 'Chúng tôi đã nói với các ông là chính phủ nào cũng làm như vậy về vấn đề kiểm soát internet, và tất cả những sự chỉ trích mà các ông từng nhắm vào chúng tôi về tự do internet trên cơ bản là đạo đức gỉả'.”
Giáo sư luật học của Đại học Hồng Kông, ông Simon Young, tán đồng nhận xét đó.
Ông Young nói: "Giống như nhiều cuộc tranh luận về nhân quyền mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thực hiện, vụ này có thể là một vấn đề làm cho nhà chức trách Hoa Lục có lý lẽ vững hơn để phản bác Hoa Kỳ và nói rằng “Các ông cũng chẳng tốt gì hơn chúng tôi. Hãy nhìn xem các ông bênh vực như thế nào cho những cách làm việc và những chính sách này, các ông sẽ thấy những gì mà chúng tôi làm ở Hoa Lục không có gì sai cả.”
Trong lúc cuộc tranh luận về vụ này lan ra khắp nơi trên thế giới, các giới chức Mỹ không đưa ra chỉ dấu nào để cho thấy họ sẽ từ bỏ chương trình theo dõi. Những người chỉ trích nói rằng chương trình này đe dọa tới việc bảo vệ quyền riêng tư và vượt khỏi giới hạn của những luật lệ của Mỹ về hoạt động tình báo nhằm ngăn chận những vụ tấn công khủng bố.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang đối mặt với nhiều áp lực đòi ông nhanh chóng hành động để giải quyết vụ này và có thể đòi dẫn độ ông Snowden về nước. Chủ tịch Uûy ban Tình báo Thượng viện, bà Diane Feinstein, nói rằng ông Snowden đã phạm tội “mưu phản” và phải bị truy tố.
Giáo sư Young của Đại học Hồng Kông cho biết cư dân ở đây có phần chắc sẽ thông cảm cho những nỗ lực của ông Snowden nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dân.
Ông Young nhận xét: "Tôi nghĩ rằng những vấn đề này phần lớn là liên hệ tới những gì mà chúng ta nói về sự bí mật trong chính phủ, sự can dự vào cuộc sống riêng tư của người dân, và về quyền của những người phanh phui hành vi sai trái của chính phủ. Những giá trị của Hồng Kông trong lãnh vực này có lẽ cũng tương tự như các giá trị Tây phương. Ý tôi muốn nói là Hồng Kông là một thành phố quốc tế, và giống như nước Mỹ, chúng tôi có sự bảo vệ của hiến pháp chống lại sự xâm phạm vào quyền riêng tư."
Các nhà quan sát cho rằng vụ này tuy là một vấn đề pháp lý nhưng đồng thời nó cũng là một vấn đề chính trị và ngoại giao.
Tin về việc ông Snowden có mặt ở Hồng Kông được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành cuộc họp thượng đỉnh không chính thức đầu tiên tại California và tập trung bàn về việc cải thiện quan hệ Mỹ-Trung.
Các nhà phân tích nói rằng cách thức ông Obama và ông Tập Cận Bình xử lý vụ án ông Snowden có thể là một cuộc trắc nghiệm quan trọng đầu tiên của họ trong việc mở ra một chương mới cho mối quan hệ song phương.
Your browser doesn’t support HTML5