Một cuộc khảo cứu mới về dữ liệu khí hậu thời cổ đại tìm thấy rằng ngày nay Trái Đất nóng hơn hầu hết khoảng thời gian 11.300 năm trước.
Các nhà khảo cứu tại Trường Đại học tiểu bang Oregon và Trường Đại học Harvard khảo sát các dữ liệu từ 73 mẫu băng và trầm tích tại các trung tâm theo dõi trên khắp thế giới để tái lập một lịch sử nhiệt độ trên khắp hành tinh này trở ngược lại lúc chấm dứt kỷ nguyên băng hà cuối cùng.
Nhà cổ khí hậu học của Trường Đại học Tiểu bang Oregon, ông Shaun Marcott, tác giả chính của cuộc khảo cứu nói lịch sử khí hậu trước đây chủ yếu tập trung vào những thay đổi trong 2.000 năm qua, nhưng các dữ liệu mới đã đặt sự thay đổi khí hậu ngày nay vào một khung cảnh rộng lớn và lâu dài hơn.
Cuộc khảo cứu được đăng trên tạp chí Science này xét tới những thay đổi khí hậu trong một giai đoạn tương đối ấm của lịch sử Trái Đất được biết tới với tên Holocene, bắt đầu sau khi chấm dứt Kỷ nguyên Băng Hà cuối cùng và tiếp tục qua tất cả lịch sử nhân loại tới ngày nay.
Các nhà khoa học tin là một sự chuyển dịch quỹ đạo của Trái Đất khoảng 12.000 năm trước đây đã làm gia tăng từ từ bức xạ của mặt trời tại nhiều nơi trên Trái Đất và đã giúp thúc đẩy đà ấm lên 1 độ C. Sau khoảng 6.000 năm, hành tinh này bắt đầu mát cho tới khoảng 200 năm trước đây, khi nhiệt độ bắt đầu tăng đều đặn.
Cuộc khảo cứu của hai trường đại học tìm thấy rằng thập niên từ 2.000 tới 2.009 là một trong những thời kỳ nóng nhất kể, từ khi việc lưu giữ hồ sơ khí hậu thời hiện đại bắt đầu.
Và mặc dầu nhiệt độ trung bình trên thế giới hiện nay chưa đạt tới mức cao nhất trong thời gian đầu Holocene, các nhà khảo cứu nói rằng những nhiệt độ này đang thiên về chiều hướng đó.
Họ tiên đoán rằng vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng lên từ 2 tới 5 độ C, là mức nóng nhất của hành tinh này trong 11.300 năm nay.
Ông Marcott và các đồng nghiệp nhấn mạnh rằng xu hướng nóng lên hiện nay khác với các khuôn mẫu từ trước tới giờ trong lịch sử, là tính chất đột ngột của nó.
Các nhà khảo cứu này nói rằng đà thay đổi nhiệt độ trong 150 năm qua – kể từ kỷ nguyên công nghiệp tiến bộ làm thoát ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính – lớn hơn bất cứ chuyển đổi nào trước đây trong giai đoạn Holocene.
http://www.youtube.com/embed/_4kWQyjMwr8
Các nhà khảo cứu tại Trường Đại học tiểu bang Oregon và Trường Đại học Harvard khảo sát các dữ liệu từ 73 mẫu băng và trầm tích tại các trung tâm theo dõi trên khắp thế giới để tái lập một lịch sử nhiệt độ trên khắp hành tinh này trở ngược lại lúc chấm dứt kỷ nguyên băng hà cuối cùng.
Nhà cổ khí hậu học của Trường Đại học Tiểu bang Oregon, ông Shaun Marcott, tác giả chính của cuộc khảo cứu nói lịch sử khí hậu trước đây chủ yếu tập trung vào những thay đổi trong 2.000 năm qua, nhưng các dữ liệu mới đã đặt sự thay đổi khí hậu ngày nay vào một khung cảnh rộng lớn và lâu dài hơn.
Cuộc khảo cứu được đăng trên tạp chí Science này xét tới những thay đổi khí hậu trong một giai đoạn tương đối ấm của lịch sử Trái Đất được biết tới với tên Holocene, bắt đầu sau khi chấm dứt Kỷ nguyên Băng Hà cuối cùng và tiếp tục qua tất cả lịch sử nhân loại tới ngày nay.
Các nhà khoa học tin là một sự chuyển dịch quỹ đạo của Trái Đất khoảng 12.000 năm trước đây đã làm gia tăng từ từ bức xạ của mặt trời tại nhiều nơi trên Trái Đất và đã giúp thúc đẩy đà ấm lên 1 độ C. Sau khoảng 6.000 năm, hành tinh này bắt đầu mát cho tới khoảng 200 năm trước đây, khi nhiệt độ bắt đầu tăng đều đặn.
Cuộc khảo cứu của hai trường đại học tìm thấy rằng thập niên từ 2.000 tới 2.009 là một trong những thời kỳ nóng nhất kể, từ khi việc lưu giữ hồ sơ khí hậu thời hiện đại bắt đầu.
Và mặc dầu nhiệt độ trung bình trên thế giới hiện nay chưa đạt tới mức cao nhất trong thời gian đầu Holocene, các nhà khảo cứu nói rằng những nhiệt độ này đang thiên về chiều hướng đó.
Họ tiên đoán rằng vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng lên từ 2 tới 5 độ C, là mức nóng nhất của hành tinh này trong 11.300 năm nay.
Ông Marcott và các đồng nghiệp nhấn mạnh rằng xu hướng nóng lên hiện nay khác với các khuôn mẫu từ trước tới giờ trong lịch sử, là tính chất đột ngột của nó.
Các nhà khảo cứu này nói rằng đà thay đổi nhiệt độ trong 150 năm qua – kể từ kỷ nguyên công nghiệp tiến bộ làm thoát ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính – lớn hơn bất cứ chuyển đổi nào trước đây trong giai đoạn Holocene.
http://www.youtube.com/embed/_4kWQyjMwr8