Một bài bình luận của Tân Hoa Xã viết rằng gần đây, khu vực Biển Đông vốn yên bình đã bị khuấy động khi một số quốc gia bận rộn mở rộng sự hiện diện và phô trương sức mạnh quân sự trong khu vực.
Các hoạt động nguy hiểm và vô trách nhiệm như vậy sẽ chỉ đặt sự ổn định của khu vực trước rủi ro, và lời khuyên cho một số quốc gia bên ngoài khu vực Biển Đông là tránh gây rối và hành động cho các lợi ích chính trị của họ.
Các phương tiện truyền thông cho biết hôm thứ Hai rằng, Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản có kế hoạch đưa một tàu ngầm và hai tàu chiến tới vịnh Subic ở Philippines vào tháng tới, và sau đó các tàu chiến này sẽ tới vịnh Cam Ranh ở Việt Nam.
Theo Tân Hoa Xã, đây sẽ là lần đầu tiên trong vòng 15 năm, một tàu ngầm Nhật Bản đến Philippines, nhưng rõ ràng không phải là lần đầu tiên Tokyo có ý định làm dậy sóng Biển Đông bằng cách mở rộng phạm vi quân sự ở vùng chiến lược quan trọng phía tây Thái Bình Dương.
Mặc dù Nhật Bản không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông nhưng những năm gần đây Tokyo đã thông qua một cách tiếp cận gia tăng dân sự can thiệp trên biển để đối đầu với Trung Quốc.
Để tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, Nhật Bản đã tổ chức các cuộc thảo luận với một số quốc gia châu Á về hợp tác quốc phòng.
Trong khi đó, Tokyo và Manila đã tham gia đàm phán để tàu chiến và máy bay quân sự của Nhật Bản có quyền vào căn cứ quân sự của Philippines.
Các báo cáo gần đây cũng tiết lộ rằng Nhật Bản có ý định tặng ba máy bay Beechcraft TC-90 King Air cho Philippines.
Máy bay chiến đấu TC-90 có bán kính hoạt động gấp hai lần những chiếc cùng loại của Hải quân Philippines và sẽ có thể bay tới hầu hết quần đảo Trường Sa. Manila sẽ sử dụng những máy bay này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không ở Biển Đông.
Xinhua viết rằng, thay vì những nỗ lực thiết thực để cải thiện quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Nhật Bản rõ ràng quan tâm đến việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược với các quốc gia láng giềng sa lầy trong tranh chấp Biển Đông.
Những động thái can thiệp như vậy sẽ chỉ có tác động tiêu cực đến tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là sự tham gia quân sự từ những quốc gia bên ngoài, có khả năng làm giảm mong muốn giải quyết tranh chấp lâu dài của các quốc gia trong khu vực thông qua đối thoại và đàm phán, do đó, tăng khả năng đối đầu và sử dụng lực lượng quân sự.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc cho rằng tình trạng vốn phức tạp ở Biển Đông đòi hỏi phải tỉnh táo và kiềm chế, thay vì tham gia tùy ý với những động cơ ích kỷ, mà sẽ chỉ khuấy động rắc rối, và cuối cùng là gây nguy hiểm cho sự ổn định khu vực và làm tổn thương lợi ích của tất cả các quốc gia trong khu vực.
Trong một động thái mới nhất, Bộ Giáo dục Đài Loan có kế hoạch đưa các sinh viên đại học đến đảo Đông Sa trong khu vực tranh chấp Biển Đông để tìm hiểu thêm về môi trường sinh thái. Chương trình được thực hiện với sự hợp tác của Cục Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng, và Bộ Nội vụ.
Một số quốc gia, bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam, có tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ Biển Đông và các đảo nhỏ.
Theo Xinhua, FocusTaiwan