Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay tiếp đón Thủ Tướng lâm thời Ukraina tại Tòa Bạch Ốc, giữa lúc Nga và các nước phương Tây tiếp tục đối đầu về vùng Crimea của Ukraina.
Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tổng Thống Obama với Thủ Tướng Arseniy Yatsenyuk, và có mục đích khẳng định sự của Mỹ đối với ủng hộ tân chính phủ và nhân dân Ukraina.
Trong khuôn khổ các cuộc thảo luận, ông Yatsenyuk và Tổng Thống Obama sẽ bàn về những sự hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Hoa Kỳ trước đó đã cam kết viện trợ cho Ukraina 1 tỉ đôla.
Chuyến đi của Thủ Tướng Yatsenyuk tới thăm Washington được thực hiện giữa lúc bán đảo Crimea, nơi đa số dân nói tiếng Nga, đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày Chủ nhật tới đây về việc sáp nhập vào Nga.
Trong một thông cáo công bố hôm nay, các nhà lãnh đạo của khối G 7, qui tụ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, yêu cầu Nga “ngưng chỉ mọi mưu toan nhằm thay đổi quy chế của Crimea đi ngược với luật pháp Ukraina và vi phạm luật pháp quốc tế” và “ngưng ngay mọi hành động” hỗ trợ cho cuộc trưng cầu dân ý về qui chế tương lai của Crimea.”
Nhóm 7 cường quốc thế giới gồm có Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo G7 nói rằng họ sẽ không thừa nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Họ cũng nói rằng việc Nga “thôn tính” Crimea vi phạm Hiến chương Liên hiệp quốc, va 2trg trường hợp Nga hành động như vậy, các nước thành viên G 7 sẽ thực hiện những hành động khác, cả trong tư cách một khối lẫn trong tư cách riêng của mỗi nước.
Hôm qua, Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết với 403 phiếu thuận và 6 phiếu chống để lên án Nga xâm phạm chủ quyền của Ukraina ở Crimea.
Nghị quyết cũng yêu cầu phái các giám sát viên tới khu vực này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm qua nói với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov qua điện thoại rằng việc các lực lượng Nga và “những thành phần lạ mặt” tự trao cho mình quyền can thiệp tại Ukraina là “không thể chấp nhận được”.
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết ông Kerry nói với ông Lavrov rằng Hoa Kỳ tôn trọng sự kiện Nga có những lợi ích tại Crimea, nhưng điều đó không biện minh cho hành động can thiệp quân sự vào khu vực này.
Cuộc khủng hoảng ở Crimea bắt đầu vào cuối tháng trước, sau khi Tổng Thống Ukraina bị lật đổ Victor Yanukovych trốn khỏi Kyiv, sau 3 tháng biểu tình của dân chúng để phản đối việc ông quyết định rút ra khỏi một thỏa thuận thương mại với Châu Âu.
Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tổng Thống Obama với Thủ Tướng Arseniy Yatsenyuk, và có mục đích khẳng định sự của Mỹ đối với ủng hộ tân chính phủ và nhân dân Ukraina.
Trong khuôn khổ các cuộc thảo luận, ông Yatsenyuk và Tổng Thống Obama sẽ bàn về những sự hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Hoa Kỳ trước đó đã cam kết viện trợ cho Ukraina 1 tỉ đôla.
Chuyến đi của Thủ Tướng Yatsenyuk tới thăm Washington được thực hiện giữa lúc bán đảo Crimea, nơi đa số dân nói tiếng Nga, đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày Chủ nhật tới đây về việc sáp nhập vào Nga.
Trong một thông cáo công bố hôm nay, các nhà lãnh đạo của khối G 7, qui tụ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, yêu cầu Nga “ngưng chỉ mọi mưu toan nhằm thay đổi quy chế của Crimea đi ngược với luật pháp Ukraina và vi phạm luật pháp quốc tế” và “ngưng ngay mọi hành động” hỗ trợ cho cuộc trưng cầu dân ý về qui chế tương lai của Crimea.”
Nhóm 7 cường quốc thế giới gồm có Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo G7 nói rằng họ sẽ không thừa nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Họ cũng nói rằng việc Nga “thôn tính” Crimea vi phạm Hiến chương Liên hiệp quốc, va 2trg trường hợp Nga hành động như vậy, các nước thành viên G 7 sẽ thực hiện những hành động khác, cả trong tư cách một khối lẫn trong tư cách riêng của mỗi nước.
Hôm qua, Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết với 403 phiếu thuận và 6 phiếu chống để lên án Nga xâm phạm chủ quyền của Ukraina ở Crimea.
Nghị quyết cũng yêu cầu phái các giám sát viên tới khu vực này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm qua nói với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov qua điện thoại rằng việc các lực lượng Nga và “những thành phần lạ mặt” tự trao cho mình quyền can thiệp tại Ukraina là “không thể chấp nhận được”.
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết ông Kerry nói với ông Lavrov rằng Hoa Kỳ tôn trọng sự kiện Nga có những lợi ích tại Crimea, nhưng điều đó không biện minh cho hành động can thiệp quân sự vào khu vực này.
Cuộc khủng hoảng ở Crimea bắt đầu vào cuối tháng trước, sau khi Tổng Thống Ukraina bị lật đổ Victor Yanukovych trốn khỏi Kyiv, sau 3 tháng biểu tình của dân chúng để phản đối việc ông quyết định rút ra khỏi một thỏa thuận thương mại với Châu Âu.