Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đi thăm Mexico và Costa Rica trong tuần này, khởi đầu bằng chuyến bay hôm nay đến Mexico City, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Enrique Pena Nieto, người vừa lên nhậm chức hồi tháng 12 năm ngoái.
Hai nhà lãnh đạo có thể tập trung nhiều nhất vào công cuộc hợp tác song phương và thương mại, nhưng cũng có phần chắc sẽ duyệt lại các nỗ lực chống các tổ chức buôn lậu ma túy có cơ sở ở Mexico.
Chuyến thăm Mexico của tổng thống Mỹ đem lại cho các nhà lãnh đạo của cả hai nước một cơ hội nhấn mạnh đến các cam kết của họ đối với công cuộc hợp tác song phương về thương mại, kinh tế và phát triển.
Nhưng ông George Grayson, dạy tại Ðại học William and Mary và là tác giả của nhiều cuốn sách về Mexico, nói rằng mỗi người đều có các ưu tiên riêng.
Theo ông Grayson, mục tiêu là khiến Hoa Kỳ chuyển sự chú trọng từ các vấn đề an ninh qua các vấn đề xã hội và kinh tế. Hoa Kỳ rất nóng lòng tìm hiểu phương án cho chính sách mới của Mexico đối với tội phạm có tổ chức.
Tổng thống Nieto lên nhậm chức hồi tháng 12 giữa một cuộc chiến ma túy kéo dài cho tới nay đã gây thiệt hại cho khoảng 75.000 sinh mạng.
Ngay sau khi lên nhậm chức vào năm 2006, người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Felipe Calderon đã dùng quân đội để tấn công các nhóm tội phạm có tổ chức, được gọi là “cartel” ở Mexico. Ông cũng đã lập một thỏa thuận với Hoa Kỳ đưa tới sự hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống ma túy.
Nhưng việc bắt giữ hay hạ sát các thủ lãnh cartel đã lại những khoảng trống mà những tay buôn lậu ma tuý vội vàng lấp đầy, thường là qua việc sử dụng bạo lực tối đa. Ông Grayson nói bạo lực vẫn là hiện tượng bao trùm.
Ông cho biết con số người chết hàng ngày đã nhích lên trong thời kỳ 100 ngày đầu ông Pena Nieto lên nắm quyền, và các “cartel” vẫn vững mạnh hơn bao giờ hết.
Trong một bài phát biểu mới đây, Tổng thống Pena Nieto tuyên bố ông sẽ tiếp tục cuộc chiến vì luật pháp và trật tự.
Tổng thống Nieto nói mục tiêu của ông là vãn hồi hòa bình, trong khi tôn trọng quyền của cá nhân và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhưng chính phủ của ông đang giảm bớt sự hợp tác với Hoa Kỳ và tránh các hoạt động ở quy mô lớn như ông Calderon đã thực hiện.
Ông George Grayson nói nhà lãnh đạo mới của Mexico đang mưu tìm sự trợ giúp của Pháp, thay vì Hoa Kỳ, để khai triển một lực lượng cảnh sát quốc gia ưu tú và một sách lược tinh tế hơn.
Ông Grayson nói sách lược đó là sử dụng máy bay không người lái, những người làm chỉ điểm, nghe lén và nhiều thiết bị kỹ thuật khác nhau để trở nên khôn ngoan hơn trong việc chống lại các “cartel” và loại kiến thức đó thực sự chỉ phát xuất từ Hoa Kỳ.
Ông Grayson cho rằng các nhà lãnh đạo của Mexico vẫn luôn nghi ngại rằng hợp tác với Hoa Kỳ có thể bao gồm việc can dự vào các vấn đề của Mexico. Những cách suy nghĩ đó có thể đã không còn cơ sở.
Một cuộc thăm dò công luận mới đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington thực hiện cho thấy 66% những người trả lời thăm dò có thái độ tích cực đối với Hoa Kỳ, 10% cao hơn so với 1 năm trước. Nhưng cũng cuộc thăm dò ấy cho thấy khoảng 35% người Mexico sẽ dời cư qua Hoa Kỳ nếu có thể được. Ông Grayson nói sự kiện này đề ra một vấn đề cho việc cải cách di trú.
Ông Grayson cho biết một cuộc thăm dò trước đó cho thấy 2 phần 3 dân chúng Mexico tin rằng biên giới giữa hai nước chỉ là một lằn ranh kiểm soát. Không còn nghi ngờ gì là nếu mở cửa biên giới thì sẽ có một thác người tràn qua.
Theo ông Grayson, việc thông qua dự luật di trú toàn diện của Quốc Hội Hoa Kỳ dường như khó xảy ra vào thời điểm này, nhưng một số phần trong dự luật có thể được phê chuẩn riêng rẽ.
Hai nhà lãnh đạo có thể tập trung nhiều nhất vào công cuộc hợp tác song phương và thương mại, nhưng cũng có phần chắc sẽ duyệt lại các nỗ lực chống các tổ chức buôn lậu ma túy có cơ sở ở Mexico.
Chuyến thăm Mexico của tổng thống Mỹ đem lại cho các nhà lãnh đạo của cả hai nước một cơ hội nhấn mạnh đến các cam kết của họ đối với công cuộc hợp tác song phương về thương mại, kinh tế và phát triển.
Nhưng ông George Grayson, dạy tại Ðại học William and Mary và là tác giả của nhiều cuốn sách về Mexico, nói rằng mỗi người đều có các ưu tiên riêng.
Theo ông Grayson, mục tiêu là khiến Hoa Kỳ chuyển sự chú trọng từ các vấn đề an ninh qua các vấn đề xã hội và kinh tế. Hoa Kỳ rất nóng lòng tìm hiểu phương án cho chính sách mới của Mexico đối với tội phạm có tổ chức.
Tổng thống Nieto lên nhậm chức hồi tháng 12 giữa một cuộc chiến ma túy kéo dài cho tới nay đã gây thiệt hại cho khoảng 75.000 sinh mạng.
Ngay sau khi lên nhậm chức vào năm 2006, người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Felipe Calderon đã dùng quân đội để tấn công các nhóm tội phạm có tổ chức, được gọi là “cartel” ở Mexico. Ông cũng đã lập một thỏa thuận với Hoa Kỳ đưa tới sự hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống ma túy.
Nhưng việc bắt giữ hay hạ sát các thủ lãnh cartel đã lại những khoảng trống mà những tay buôn lậu ma tuý vội vàng lấp đầy, thường là qua việc sử dụng bạo lực tối đa. Ông Grayson nói bạo lực vẫn là hiện tượng bao trùm.
Ông cho biết con số người chết hàng ngày đã nhích lên trong thời kỳ 100 ngày đầu ông Pena Nieto lên nắm quyền, và các “cartel” vẫn vững mạnh hơn bao giờ hết.
Trong một bài phát biểu mới đây, Tổng thống Pena Nieto tuyên bố ông sẽ tiếp tục cuộc chiến vì luật pháp và trật tự.
Tổng thống Nieto nói mục tiêu của ông là vãn hồi hòa bình, trong khi tôn trọng quyền của cá nhân và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhưng chính phủ của ông đang giảm bớt sự hợp tác với Hoa Kỳ và tránh các hoạt động ở quy mô lớn như ông Calderon đã thực hiện.
Ông George Grayson nói nhà lãnh đạo mới của Mexico đang mưu tìm sự trợ giúp của Pháp, thay vì Hoa Kỳ, để khai triển một lực lượng cảnh sát quốc gia ưu tú và một sách lược tinh tế hơn.
Ông Grayson nói sách lược đó là sử dụng máy bay không người lái, những người làm chỉ điểm, nghe lén và nhiều thiết bị kỹ thuật khác nhau để trở nên khôn ngoan hơn trong việc chống lại các “cartel” và loại kiến thức đó thực sự chỉ phát xuất từ Hoa Kỳ.
Ông Grayson cho rằng các nhà lãnh đạo của Mexico vẫn luôn nghi ngại rằng hợp tác với Hoa Kỳ có thể bao gồm việc can dự vào các vấn đề của Mexico. Những cách suy nghĩ đó có thể đã không còn cơ sở.
Một cuộc thăm dò công luận mới đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington thực hiện cho thấy 66% những người trả lời thăm dò có thái độ tích cực đối với Hoa Kỳ, 10% cao hơn so với 1 năm trước. Nhưng cũng cuộc thăm dò ấy cho thấy khoảng 35% người Mexico sẽ dời cư qua Hoa Kỳ nếu có thể được. Ông Grayson nói sự kiện này đề ra một vấn đề cho việc cải cách di trú.
Ông Grayson cho biết một cuộc thăm dò trước đó cho thấy 2 phần 3 dân chúng Mexico tin rằng biên giới giữa hai nước chỉ là một lằn ranh kiểm soát. Không còn nghi ngờ gì là nếu mở cửa biên giới thì sẽ có một thác người tràn qua.
Theo ông Grayson, việc thông qua dự luật di trú toàn diện của Quốc Hội Hoa Kỳ dường như khó xảy ra vào thời điểm này, nhưng một số phần trong dự luật có thể được phê chuẩn riêng rẽ.