JAKARTA —
Các nhà phân tích tình hình Châu Á cho biết việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hủy bỏ chuyến công du 4 nước Malaysia, Philippines, Indonesia và Brunei có thể sẽ gây thương tổn cho chiến lược 'xoay trục Châu Á' của Washington. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Chuyến công du 4 nước Châu Á mà Tổng thống Obama định thực hiện vốn có mục đích tăng cường sự cam kết của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á trong các lãnh vực kinh tế và quân sự.
Ông Aleksius Jemadu, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Pelita Harapan ở Jakarta, cho rằng việc hủy bỏ chuyến đi nêu lên những nghi vấn về cam kết của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đối với khu vực này.
"Tôi nghĩ rằng chính phủ của ông Obama phải một lần nữa ra sức thuyết phục các đối tác ở Châu Á là Hoa Kỳ thật sự nghiêm túc về kế hoạch chuyển trọng tâm sang Châu Á, trong bối cảnh của sự trỗi dậy về kinh tế của các nước như Trung Quốc và Ấn Độ cùng với những thị trường mới nổi như Indonesia trong vùng Châu Á Thái bình dương."
Trong 5 năm tới đây, khoảng 70% sự tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ phát xuất từ các thị trường mới nổi, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 40% của khoản gia tăng đó.
Chiến lược “xoay trục Châu Á” của chính phủ Obama được loan báo năm 2011 như một sự chuyển dịch trọng tâm ngoại giao và quân sự sang một khu vực được xem là vô cùng quan trọng cho tương lai của nước Mỹ.
Nhưng với cuộc nội chiến ở Syria, một cuộc đảo chánh quân sự ở Ai Cập và vụ bế tắc ở Quốc hội hiện nay, các nhà phân tích nói rằng sự chú ý của chính phủ ở Washington đã chuyển đi nơi khác.
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Walter Slocombe đã lên tiếng bênh vực cho cam kết của Mỹ đối với Châu Á. Ông phát biểu như sau tại một cuộc họp báo ở Philippines.
"Sở dĩ có việc hủy bỏ là vì Tổng thống Obama phải có mặt ở Washington để ứng phó với một vấn đề chính trị nội bộ quan trọng và không thể có mặt ở nước ngoài trong một thời gian dài. Việc này không liên hệ gì tới chính sách của Mỹ. Nó xảy ra vì chúng tôi đang có một vụ đối đầu chính trị ở Washington và Tổng thống phải có mặt ở đó để xử lý."
Nhưng trong lúc nhà lãnh đạo Hoa Kỳ phải chật vật ứng phó với vụ giằng co về vấn đề ngân sách, Trung Quốc đã tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các nước ở Đông Nam Á.
Trong chuyến viếng thăm Jakarta hồi đầu tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký kết 23 hiệp định thương mại trị giá 33 tỉ đô la. Tại Malaysia ngày hôm nay, nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng ý tăng kim ngạch mậu dịch song phương lên tới 160 tỉ vào năm 2017.
Ông Tập Cận Bình cũng đang vận động cho một mối quan hệ chặt chẽ hơn với ASEAN, một tổ chức khu vực mà Bắc Kinh đã có một hiệp định thương mại tự do.
Trung Quốc là một trong các đối tác kinh tế quan trọng nhất của ASEAN, nhưng những hành động được cho là hung hãn của Bắc Kinh để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã làm gia tăng những mối căng thẳng trong khu vực.
Các nhà phân tích cho rằng sự vắng mặt của ông Obama tại hộïi nghị thượng đỉnh APEC sẽ giúp cho Trung Quốc có thêm cơ hội để chiêu dụ các nhà lãnh đạo khu vực.
Ông Vương Tuấn Sinh, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết như sau.
Giáo sư Vương nói rằng về các vấn đề an ninh, khối APEC không quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng tổ chức này là một diễn đàn quan trọng để thực hiện những nỗ lực ngoại giao đa phương.
Ông Vương nói thêm rằng với 21 nước thành viên, APEC là khối kinh tế năng động nhất thế giới và Trung Quốc sẽ lợi dụng hộïi nghị này để phát triển quan hệ với các nước thành viên như Nam Triều Tiên và Nga.
Cuộc họp thượng đỉnh APEC - từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 10 trên đảo Bali, sẽ có sự tham dự của các vị nguyên thủ của nhiều nước trong khu vực, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Nga, Malaysia và Philippines.
Hội nghị APEC diễn ra trong lúc Hoa Kỳ đang ra sức hoàn tất Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương. Hiệp định mậu dịch tự do gồm 12 nước được gọi tắt là TPP này không bao gồm Trung Quốc.
Chuyến công du 4 nước Châu Á mà Tổng thống Obama định thực hiện vốn có mục đích tăng cường sự cam kết của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á trong các lãnh vực kinh tế và quân sự.
Ông Aleksius Jemadu, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Pelita Harapan ở Jakarta, cho rằng việc hủy bỏ chuyến đi nêu lên những nghi vấn về cam kết của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đối với khu vực này.
"Tôi nghĩ rằng chính phủ của ông Obama phải một lần nữa ra sức thuyết phục các đối tác ở Châu Á là Hoa Kỳ thật sự nghiêm túc về kế hoạch chuyển trọng tâm sang Châu Á, trong bối cảnh của sự trỗi dậy về kinh tế của các nước như Trung Quốc và Ấn Độ cùng với những thị trường mới nổi như Indonesia trong vùng Châu Á Thái bình dương."
Trong 5 năm tới đây, khoảng 70% sự tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ phát xuất từ các thị trường mới nổi, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 40% của khoản gia tăng đó.
Chiến lược “xoay trục Châu Á” của chính phủ Obama được loan báo năm 2011 như một sự chuyển dịch trọng tâm ngoại giao và quân sự sang một khu vực được xem là vô cùng quan trọng cho tương lai của nước Mỹ.
Nhưng với cuộc nội chiến ở Syria, một cuộc đảo chánh quân sự ở Ai Cập và vụ bế tắc ở Quốc hội hiện nay, các nhà phân tích nói rằng sự chú ý của chính phủ ở Washington đã chuyển đi nơi khác.
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Walter Slocombe đã lên tiếng bênh vực cho cam kết của Mỹ đối với Châu Á. Ông phát biểu như sau tại một cuộc họp báo ở Philippines.
"Sở dĩ có việc hủy bỏ là vì Tổng thống Obama phải có mặt ở Washington để ứng phó với một vấn đề chính trị nội bộ quan trọng và không thể có mặt ở nước ngoài trong một thời gian dài. Việc này không liên hệ gì tới chính sách của Mỹ. Nó xảy ra vì chúng tôi đang có một vụ đối đầu chính trị ở Washington và Tổng thống phải có mặt ở đó để xử lý."
Nhưng trong lúc nhà lãnh đạo Hoa Kỳ phải chật vật ứng phó với vụ giằng co về vấn đề ngân sách, Trung Quốc đã tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các nước ở Đông Nam Á.
Trong chuyến viếng thăm Jakarta hồi đầu tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký kết 23 hiệp định thương mại trị giá 33 tỉ đô la. Tại Malaysia ngày hôm nay, nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng ý tăng kim ngạch mậu dịch song phương lên tới 160 tỉ vào năm 2017.
Ông Tập Cận Bình cũng đang vận động cho một mối quan hệ chặt chẽ hơn với ASEAN, một tổ chức khu vực mà Bắc Kinh đã có một hiệp định thương mại tự do.
Trung Quốc là một trong các đối tác kinh tế quan trọng nhất của ASEAN, nhưng những hành động được cho là hung hãn của Bắc Kinh để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã làm gia tăng những mối căng thẳng trong khu vực.
Các nhà phân tích cho rằng sự vắng mặt của ông Obama tại hộïi nghị thượng đỉnh APEC sẽ giúp cho Trung Quốc có thêm cơ hội để chiêu dụ các nhà lãnh đạo khu vực.
Ông Vương Tuấn Sinh, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết như sau.
Giáo sư Vương nói rằng về các vấn đề an ninh, khối APEC không quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng tổ chức này là một diễn đàn quan trọng để thực hiện những nỗ lực ngoại giao đa phương.
Ông Vương nói thêm rằng với 21 nước thành viên, APEC là khối kinh tế năng động nhất thế giới và Trung Quốc sẽ lợi dụng hộïi nghị này để phát triển quan hệ với các nước thành viên như Nam Triều Tiên và Nga.
Cuộc họp thượng đỉnh APEC - từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 10 trên đảo Bali, sẽ có sự tham dự của các vị nguyên thủ của nhiều nước trong khu vực, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Nga, Malaysia và Philippines.
Hội nghị APEC diễn ra trong lúc Hoa Kỳ đang ra sức hoàn tất Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương. Hiệp định mậu dịch tự do gồm 12 nước được gọi tắt là TPP này không bao gồm Trung Quốc.