Công trình xây dựng các trung tâm tranh tài thể thao của Olympic Tokyo 2020 đã được khởi công trong không khí phấn khởi, nhưng cũng có nhiều lo ngại.
Đại hội thể thao học sinh hàng năm được tổ chức tại Sân vận động Quốc gia Nhật Bản ở trung tâm thủ đô Tokyo.
Đối với hàng trăm vận động viên trẻ, đây là những cảm giác hào hứng và chiến thắng đầu tiên mà Thế Vận Hội 2020 sẽ mang lại cho thành phố của mình. Trong số các bạn trẻ này có em Mousei Saeki, 14 tuổi.
Em thực sự muốn đến và xem các cuộc thi đấu vì sẽ có nhiều vận động viên giỏi từ các nơi trên thế giới đến tham dự.
Sân vận động này từng tổ chức các cuộc tranh tài Thế vận hội 1964, lúc nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh sau thời kỳ chiến tranh. Và kinh tế Nhật Bản đóng một phần lớn trong việc tranh được quyền đăng cai Thế vận hội một lần nữa.
Ông Masato Mizuno, chủ tịch ủy ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 nói: “Thành phố Tokyo được cấp 4,5 tỉ đô la để chuẩn bị cho việc tổ chức Olympic. Số tiền này đã có sẵn trong ngân hàng, do đó chúng tôi có thể khởi công xây dựng tất cả các cơ sở.”
Công việc phá huỷ sân vận động cũ của năm 1964 đã bắt đầu, để một sân vận động mới cho tương lai sẽ được thay vào vị trí đó.
Các cuộc thăm dò cho thấy 92% người dân Nhật Bản ủng hộ Thế vận hội Tokyo 2020. Tuy nhiên lẫn trong niềm kiêu hãnh ái quốc là một số nghi ngờ. Ông Jou Iwasaki, một tài xế tắc-xi 64 tuổi, nhớ lại Thế vận hội Tokyo 1964.
Ông nói đối với những người trẻ, Olympic cho họ hy vọng và ước mơ và đó là điều tốt. Nhưng ông nói thêm là đầu tiên ông thực sự chống lại, vì Tokyo sẽ mất những khoảng xanh quí báu ở chung quanh. Và sẽ phải tốn nhiều tỉ đô la để bảo trì các cơ sở.
Những lo ngại về tốn kém của Thế vận hội khiến cho các nhà hoạt động thành lập tổ chức ‘Hangorin’ có nghiã là chống lại Thế vận hội. Ông Tetsuo Ogawa phát ngôn viên của tổ chức và đồng đội là ông Sakura giải thích.
Ông Ogawa nói cũng như các quốc gia tổ chức Thế vận hội, thành phố phải tái xây dựng và chỉ có một phần nhỏ dân chúng hưởng lợi.
Ông Sakura cho biết thêm là hai năm sau động đất và sóng thần, người dân vẫn còn phải sống trong những nơi tạm trú. Chính phủ không tiêu một đồng nào cho họ nhưng lại chi tiêu nhiều tiền cho Olympic Tokyo.
Tuy nhiên ông Masato Mizuno, chủ tịch ủy ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020, nói lợi tức thu được từ Thế vận hội, sẽ có lợi cho toàn nước Nhật, kể cả vùng Tohoku bị sóng thần.
Ông Mizuno nói: “Tổ chức Olympic và Paralympic tại Tokyo sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế," ông Mizuno nói. "Chúng tôi uớc tính khoảng 30 tỉ đô la tác động cho nền kinh tế, và cũng có 150.000 việc làm trực tiếp được tạo ra.”
Những quan ngại về sự ổn định của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngưng hoạt động đã đe doạ làm hỏng việc đăng cai Thế vận hội của Tokyo đã khiến cho Thủ tướng Shinzo Abe phải lên tiếng trước Ủy ban Thế vận hội Quốc tế để đảm bảo sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân này.
Ông Masato Mizuno quả quyết rằng Fukushima sẽ không là một mối lo ngại đối với Thế vận hội Tokyo 2020.
“Chính phủ hứa giải quyết vấn đề," ông Mizuno nói. "Do đó chúng tôi tin vào lời nói của Thủ tướng. Sau đó những ghi nhận cho thấy mức phóng xạ tại Tokyo rất ổn định và thấp.”
Hy vọng của thành phố và người dân là cuộc khủng hoảng Fukushima sẽ không là những tin tức hàng đầu vào lúc tổ chức lễ khánh thành sân vận động mới dùng cho các cuộc tranh tài Thế vận hội.
Đại hội thể thao học sinh hàng năm được tổ chức tại Sân vận động Quốc gia Nhật Bản ở trung tâm thủ đô Tokyo.
Đối với hàng trăm vận động viên trẻ, đây là những cảm giác hào hứng và chiến thắng đầu tiên mà Thế Vận Hội 2020 sẽ mang lại cho thành phố của mình. Trong số các bạn trẻ này có em Mousei Saeki, 14 tuổi.
Em thực sự muốn đến và xem các cuộc thi đấu vì sẽ có nhiều vận động viên giỏi từ các nơi trên thế giới đến tham dự.
Sân vận động này từng tổ chức các cuộc tranh tài Thế vận hội 1964, lúc nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh sau thời kỳ chiến tranh. Và kinh tế Nhật Bản đóng một phần lớn trong việc tranh được quyền đăng cai Thế vận hội một lần nữa.
Ông Masato Mizuno, chủ tịch ủy ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 nói: “Thành phố Tokyo được cấp 4,5 tỉ đô la để chuẩn bị cho việc tổ chức Olympic. Số tiền này đã có sẵn trong ngân hàng, do đó chúng tôi có thể khởi công xây dựng tất cả các cơ sở.”
Công việc phá huỷ sân vận động cũ của năm 1964 đã bắt đầu, để một sân vận động mới cho tương lai sẽ được thay vào vị trí đó.
Các cuộc thăm dò cho thấy 92% người dân Nhật Bản ủng hộ Thế vận hội Tokyo 2020. Tuy nhiên lẫn trong niềm kiêu hãnh ái quốc là một số nghi ngờ. Ông Jou Iwasaki, một tài xế tắc-xi 64 tuổi, nhớ lại Thế vận hội Tokyo 1964.
Ông nói đối với những người trẻ, Olympic cho họ hy vọng và ước mơ và đó là điều tốt. Nhưng ông nói thêm là đầu tiên ông thực sự chống lại, vì Tokyo sẽ mất những khoảng xanh quí báu ở chung quanh. Và sẽ phải tốn nhiều tỉ đô la để bảo trì các cơ sở.
Những lo ngại về tốn kém của Thế vận hội khiến cho các nhà hoạt động thành lập tổ chức ‘Hangorin’ có nghiã là chống lại Thế vận hội. Ông Tetsuo Ogawa phát ngôn viên của tổ chức và đồng đội là ông Sakura giải thích.
Ông Ogawa nói cũng như các quốc gia tổ chức Thế vận hội, thành phố phải tái xây dựng và chỉ có một phần nhỏ dân chúng hưởng lợi.
Ông Sakura cho biết thêm là hai năm sau động đất và sóng thần, người dân vẫn còn phải sống trong những nơi tạm trú. Chính phủ không tiêu một đồng nào cho họ nhưng lại chi tiêu nhiều tiền cho Olympic Tokyo.
Tuy nhiên ông Masato Mizuno, chủ tịch ủy ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020, nói lợi tức thu được từ Thế vận hội, sẽ có lợi cho toàn nước Nhật, kể cả vùng Tohoku bị sóng thần.
Ông Mizuno nói: “Tổ chức Olympic và Paralympic tại Tokyo sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế," ông Mizuno nói. "Chúng tôi uớc tính khoảng 30 tỉ đô la tác động cho nền kinh tế, và cũng có 150.000 việc làm trực tiếp được tạo ra.”
Những quan ngại về sự ổn định của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngưng hoạt động đã đe doạ làm hỏng việc đăng cai Thế vận hội của Tokyo đã khiến cho Thủ tướng Shinzo Abe phải lên tiếng trước Ủy ban Thế vận hội Quốc tế để đảm bảo sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân này.
Ông Masato Mizuno quả quyết rằng Fukushima sẽ không là một mối lo ngại đối với Thế vận hội Tokyo 2020.
“Chính phủ hứa giải quyết vấn đề," ông Mizuno nói. "Do đó chúng tôi tin vào lời nói của Thủ tướng. Sau đó những ghi nhận cho thấy mức phóng xạ tại Tokyo rất ổn định và thấp.”
Hy vọng của thành phố và người dân là cuộc khủng hoảng Fukushima sẽ không là những tin tức hàng đầu vào lúc tổ chức lễ khánh thành sân vận động mới dùng cho các cuộc tranh tài Thế vận hội.