BANGKOK —
Tòa án hiến pháp Thái Lan đã vô hiệu hóa cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2, viện lý do là giới hữu trách bầu cử đã không hoàn tất cuộc bỏ phiếu theo đúng yêu cầu của hiến pháp. Tuy phán quyết này có thể là một trở ngại nữa cho chính phủ, phe đối lập đang bị áp lực phải tham gia cuộc bầu cử sắp tới sau khi tẩy chay cuộc bầu cử trước.
Tòa án bảo hiến Thái Lan đã quyết định vô hiệu hóa cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 bằng sáu phiếu thuận, ba phiếu chống ngày thứ sáu, và nói rằng cuộc bầu cử không có giá trị bởi vì đã không diễn ra cùng một ngày trên cả nước.
Cuộc bầu cử do Thủ tướng Yingluck Shinawatra tổ chức nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình ồ ạt chống chính phủ và khai thông một thế bí chính trị. Nhưng đảng Dân chủ đối lập chính đã tẩy chay cuộc đầu phiếu, và người biểu tình chống chính phủ đã cản trở cuộc bầu cử ở hơn hai chục đơn vị bỏ phiếu.
Ông Gotham Arya, một giảng viên tại trường Ðại học Mahidol và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền, nói rằng một cuộc bầu cử mới, với sự tham gia của tất cả các đảng phái, có thể xoa dịu phần nào căng thẳng trong nước.
Ông nói: “Ta phải có một sắc lệnh khác của Hoàng gia và định ra một ngày khác cho vòng bầu cử mới để Ủy ban Bầu cử lần này tiến hành theo một cách nào đó để đạt được hiệu quả.”
Phán quyết của tòa có thể là một trở ngại khác cho một chính phủ vốn đã phải chật vật đối phó với nhiều vấn đề pháp lý đe dọa đến sự sống còn của chính phủ. Trong khi các cuộc biểu tình trên đường phố ở Bangkok đã lắng dịu kể từ khi hàng chục ngàn người biểu tình chặn các khu phố nhiều tháng trời, bạo động lẻ tẻ vẫn tiếp tục. Hơn 20 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo động chính trị kể từ tháng 11.
Các giới chức cho hay tính mạng của các vị thẩm phán và thành viên của các tổ chức độc lập đã bị đe dọa. Trước khi phán quyết được đưa ra trong ngày thứ sáu, ba quả lựu đạn M79 đã được ném vào tư thất của một trong ba vị thẩm phán Tòa Bảo hiến. Một người đàn ông địa phương đã bị thương.
Cuộc bỏ phiếu ngày 2 tháng 2 là cuộc tổng tuyển cử thứ hai đã bị các tòa án vô hiệu hóa trong mấy năm vừa qua sau khi một cuộc bầu cử bất thường hồi tháng 4 năm 2006 do nhà cựu lãnh đạo và là anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, đã bị bãi bỏ. Ông Thaksin bỏ trốn khỏi Thái Lan vào năm 2008 để tránh một án tù về tội tham nhũng.
Nhưng các ủng hộ viên của ông Thaksin trong đảng Pheu Thai đương quyền vẫn tin rằng đảng sẽ thắng với thế đa số trong một cuộc bỏ phiếu mới. Ông Smarn Lertwongrath, một thành viên kỳ cựu của đảng, nói áp lực đòi đảng Dân chủ phải tham gia.
Ông này nói: “Phải, chúng ta sẽ thắng. Tôi tin như vậy. Phe quý tộc phải buộc phe Dân chủ tham gia bầu cử, nếu không sẽ vẫn là một vấn đề lớn. Nếu họ lại tẩy chay cuộc bầu cử, thì có nghĩa là họ làm mọi cách, 101 cách để phá hoại dân chủ trong một thời gian dài nữa."
Trước phán quyết của tòa án hôm nay, một phát ngôn viên của đảng Dân chủ cho hay đảng có thể tẩy chay một cuộc bầu cử mới. Nhưng các nhà phân tích nói một cuộc tẩy chay lần thứ hai của chính đảng lâu đời nhất của Thái Lan sẽ có nguy cơ là đảng sẽ bị giải tán theo các quy định của hiến pháp.
Bà Yingluck và đảng Pheu Thai phải đối mặt với khó khăn về pháp lý, kể cả việc thủ tướng có thể bị truất nhiệm vì một dự luật tài trợ hạ tầng cơ sở trị giá 69 tỷ đôla mà Tòa Bảo hiến nhận thấy là bất hợp pháp hồi tuần trước. Bà Yingluck còn phải đối mặt với các cáo trạng tham nhũng nữa.
Tòa án bảo hiến Thái Lan đã quyết định vô hiệu hóa cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 bằng sáu phiếu thuận, ba phiếu chống ngày thứ sáu, và nói rằng cuộc bầu cử không có giá trị bởi vì đã không diễn ra cùng một ngày trên cả nước.
Cuộc bầu cử do Thủ tướng Yingluck Shinawatra tổ chức nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình ồ ạt chống chính phủ và khai thông một thế bí chính trị. Nhưng đảng Dân chủ đối lập chính đã tẩy chay cuộc đầu phiếu, và người biểu tình chống chính phủ đã cản trở cuộc bầu cử ở hơn hai chục đơn vị bỏ phiếu.
Ông Gotham Arya, một giảng viên tại trường Ðại học Mahidol và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền, nói rằng một cuộc bầu cử mới, với sự tham gia của tất cả các đảng phái, có thể xoa dịu phần nào căng thẳng trong nước.
Ông nói: “Ta phải có một sắc lệnh khác của Hoàng gia và định ra một ngày khác cho vòng bầu cử mới để Ủy ban Bầu cử lần này tiến hành theo một cách nào đó để đạt được hiệu quả.”
Phán quyết của tòa có thể là một trở ngại khác cho một chính phủ vốn đã phải chật vật đối phó với nhiều vấn đề pháp lý đe dọa đến sự sống còn của chính phủ. Trong khi các cuộc biểu tình trên đường phố ở Bangkok đã lắng dịu kể từ khi hàng chục ngàn người biểu tình chặn các khu phố nhiều tháng trời, bạo động lẻ tẻ vẫn tiếp tục. Hơn 20 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo động chính trị kể từ tháng 11.
Các giới chức cho hay tính mạng của các vị thẩm phán và thành viên của các tổ chức độc lập đã bị đe dọa. Trước khi phán quyết được đưa ra trong ngày thứ sáu, ba quả lựu đạn M79 đã được ném vào tư thất của một trong ba vị thẩm phán Tòa Bảo hiến. Một người đàn ông địa phương đã bị thương.
Cuộc bỏ phiếu ngày 2 tháng 2 là cuộc tổng tuyển cử thứ hai đã bị các tòa án vô hiệu hóa trong mấy năm vừa qua sau khi một cuộc bầu cử bất thường hồi tháng 4 năm 2006 do nhà cựu lãnh đạo và là anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, đã bị bãi bỏ. Ông Thaksin bỏ trốn khỏi Thái Lan vào năm 2008 để tránh một án tù về tội tham nhũng.
Nhưng các ủng hộ viên của ông Thaksin trong đảng Pheu Thai đương quyền vẫn tin rằng đảng sẽ thắng với thế đa số trong một cuộc bỏ phiếu mới. Ông Smarn Lertwongrath, một thành viên kỳ cựu của đảng, nói áp lực đòi đảng Dân chủ phải tham gia.
Ông này nói: “Phải, chúng ta sẽ thắng. Tôi tin như vậy. Phe quý tộc phải buộc phe Dân chủ tham gia bầu cử, nếu không sẽ vẫn là một vấn đề lớn. Nếu họ lại tẩy chay cuộc bầu cử, thì có nghĩa là họ làm mọi cách, 101 cách để phá hoại dân chủ trong một thời gian dài nữa."
Trước phán quyết của tòa án hôm nay, một phát ngôn viên của đảng Dân chủ cho hay đảng có thể tẩy chay một cuộc bầu cử mới. Nhưng các nhà phân tích nói một cuộc tẩy chay lần thứ hai của chính đảng lâu đời nhất của Thái Lan sẽ có nguy cơ là đảng sẽ bị giải tán theo các quy định của hiến pháp.
Bà Yingluck và đảng Pheu Thai phải đối mặt với khó khăn về pháp lý, kể cả việc thủ tướng có thể bị truất nhiệm vì một dự luật tài trợ hạ tầng cơ sở trị giá 69 tỷ đôla mà Tòa Bảo hiến nhận thấy là bất hợp pháp hồi tuần trước. Bà Yingluck còn phải đối mặt với các cáo trạng tham nhũng nữa.