Một chuyên gia thực phẩm của Liên hiệp quốc nói tiết kiệm 1/4 lượng thực phẩm thừa mứa hoặc bỏ phí có thể nuôi ăn được cho gần một tỉ người.
Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc, tức FAO, vừa phát động một phong trào tiết kiệm khoảng 1,3 tỉ tấn thực phẩm thừa mứa hoặc bỏ phí mỗi năm.
Trưởng nhóm của FAO, ông Robert van Otterdijk nói rằng khoảng 1/3 lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu, trị giá khoảng 1.000 tỉ đôla, bị bỏ phí hoặc trở thành thừa mứa trong các hệ thống sản xuất hoặc trong quá trình tiêu thụ.
Ông Van Otterdijk nói rằng chỉ cần tiết kiệm một phần tư số thực phẩm thừa mứa hoặc bị bỏ phí cũng đủ để nuôi ăn cho 879 triệu người đang bị đói kém tại nhiều nơi trên thế giới.
Mục tiêu của phong trào này là tập thói quen giảm sự phí phạm thực phẩm, và thúc đẩy các nước cùng đóng góp cho sự thành công của các sáng kiến kêu gọi người tiêu dùng, các cửa hàng và ngành công nghiệp chế biến hướng đến mục tiêu giảm phí phạm thực phẩm.
Ông Van Otterdijk nói rằng tình trạng bỏ phí thực phẩm này chia đều cho một bên là quá trình sản xuất và phân phối, hầu như là không cố ý - và một bên là bỏ phí khi thực phẩm đã được phân phối đến nơi nhưng lại bị vất đi vì nhiều lý do.
Chuyên gia thực phẩm này nói rằng tại các nước phát triển, bỏ phí thực phẩm phần lớn là do người tiêu thụ mua hoặc chế biến ra nhiều hơn lượng thực phẩm cần dùng, và rồi cuối cùng vất chúng hoặc lưu trữ không đúng cách.
Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc, tức FAO, vừa phát động một phong trào tiết kiệm khoảng 1,3 tỉ tấn thực phẩm thừa mứa hoặc bỏ phí mỗi năm.
Trưởng nhóm của FAO, ông Robert van Otterdijk nói rằng khoảng 1/3 lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu, trị giá khoảng 1.000 tỉ đôla, bị bỏ phí hoặc trở thành thừa mứa trong các hệ thống sản xuất hoặc trong quá trình tiêu thụ.
Ông Van Otterdijk nói rằng chỉ cần tiết kiệm một phần tư số thực phẩm thừa mứa hoặc bị bỏ phí cũng đủ để nuôi ăn cho 879 triệu người đang bị đói kém tại nhiều nơi trên thế giới.
Mục tiêu của phong trào này là tập thói quen giảm sự phí phạm thực phẩm, và thúc đẩy các nước cùng đóng góp cho sự thành công của các sáng kiến kêu gọi người tiêu dùng, các cửa hàng và ngành công nghiệp chế biến hướng đến mục tiêu giảm phí phạm thực phẩm.
Ông Van Otterdijk nói rằng tình trạng bỏ phí thực phẩm này chia đều cho một bên là quá trình sản xuất và phân phối, hầu như là không cố ý - và một bên là bỏ phí khi thực phẩm đã được phân phối đến nơi nhưng lại bị vất đi vì nhiều lý do.
Chuyên gia thực phẩm này nói rằng tại các nước phát triển, bỏ phí thực phẩm phần lớn là do người tiêu thụ mua hoặc chế biến ra nhiều hơn lượng thực phẩm cần dùng, và rồi cuối cùng vất chúng hoặc lưu trữ không đúng cách.