Các lực lượng của Nga đã siết chặt quyền kiểm soát ở bán đảo Crimea, trong khi nhà cầm quyền của lãnh thổ ly khai này thúc đẩy kế hoạch gia nhập Nga. Hôm Chủ nhật Thủ tướng Ukraina đoan quyết sẽ không nhượng “một tấc đất” thuộc lãnh thổ của Ukraina.
Thủ tướng lâm thời của Ukraina Arseniy Yatsenyuk đưa ra tuyên bố với những người ủng hộ, đang tham gia cuộc mít tinh đánh dấu 200 năm ngày sinh của ông Taras Shevchenko, một thi hào và cũng là một anh hùng của dân tộc Ukraina.
Ông Yatsenyuk sẽ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ở thủ đô Washington, vào thứ Tư tới đây để thảo luận về tình hình bế tắc ở Crimea, một bán đảo chiến lược ở miền nam Ukraina với đa số dân nói tiếng Nga.
Một nhà lập pháp Nga tuyên bố điện Kremli đã dành 1,1 tỷ đôla để tái thiết cơ sở hạ tầng công nghiệp của Crimea nếu khu vực đang tranh chấp này bỏ phiếu sát nhập Nga trong cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 3.
Tuy nhiên Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong một cuộc điện đàm hôm Chủ nhật, rằng cuộc trưng cầu dân ý được Nga hậu thuẫn đã được hoạch định, là bất hợp pháp và vi phạm Hiến pháp của Ukraina.
Ông Putin bênh vực việc ly khai ở Crimea phù hợp với luật quốc tế, và nhà lãnh đạo vùng này, chủ tịch quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov, nói rằng binh sĩ Ukraina còn lại nên rời khỏi vùng lãnh thổ này trừ phi họ từ bỏ sự trung thành với Ukraina.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tony Blinken nói rằng Washington sẽ không thừa nhận việc Nga sát nhập vùng Crimea dù cư dân trong vùng bỏ phiếu tách ra khỏi Ukraina.
Trong khi đó, các lực lượng Nga đã siết chặt quyền kiểm soát trên bán đảo này, chiếm một đồn biên giới của Ukraina nằm ở biên giới phía tây Crimea với khoảng 30 nhân viên còn kẹt bên trong. Một phát ngôn viên quân sự của Ukraina, ông Oleh Slobodyan, cho biết hiện các lực lượng Nga kiểm soát 11 đồn biên giới trên toàn lãnh thổ.
Trong khi những người biểu tình tiến hành các cuộc xuống đường ở Crimea và trên khắp Ukraina, bạo động trên đường phố bùng phát ở Sebastopol, khi các nhà hoạt động thân Nga và người Cozak tấn công một nhóm dân Ukraina.
Một trong những người lên phát biểu tại một cuộc mít tinh
ở Kyiv là cựu tù nhân và tỷ phú Nga Mikhail Khodorkovsky, hầu như đã bật khóc khi ông van nài đám đông biểu tình hãy tin rằng không phải toàn thể dân Nga ủng hộ những hành động mới đây của Nga ở Ukraina.
Nga phủ nhận sự có mặt của binh sĩ Nga trên bán đảo Crimea nhiều hơn con số trú đóng thường xuyên với hạm đội Hắc hải đóng ở Sevastopol. Một lực lượng hải quân nhỏ hơn nhiều của Ukraina cũng đóng trong thành phố cảng của Crimea.
Các nhân chứng nói rằng mặc dù binh sĩ không đeo phù hiệu để có thể xác định, rõ ràng họ là người Nga.
Các nhà quan sát nước ngoài không thể vào Crimea để trực tiếp xem xét tình hình và đã bị buộc phải quay trở về hôm thứ Bảy sau khi các tay súng thân Nga nổ súng cảnh cáo.
Thủ tướng lâm thời của Ukraina Arseniy Yatsenyuk đưa ra tuyên bố với những người ủng hộ, đang tham gia cuộc mít tinh đánh dấu 200 năm ngày sinh của ông Taras Shevchenko, một thi hào và cũng là một anh hùng của dân tộc Ukraina.
Ông Yatsenyuk sẽ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ở thủ đô Washington, vào thứ Tư tới đây để thảo luận về tình hình bế tắc ở Crimea, một bán đảo chiến lược ở miền nam Ukraina với đa số dân nói tiếng Nga.
Một nhà lập pháp Nga tuyên bố điện Kremli đã dành 1,1 tỷ đôla để tái thiết cơ sở hạ tầng công nghiệp của Crimea nếu khu vực đang tranh chấp này bỏ phiếu sát nhập Nga trong cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 3.
Tuy nhiên Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong một cuộc điện đàm hôm Chủ nhật, rằng cuộc trưng cầu dân ý được Nga hậu thuẫn đã được hoạch định, là bất hợp pháp và vi phạm Hiến pháp của Ukraina.
Ông Putin bênh vực việc ly khai ở Crimea phù hợp với luật quốc tế, và nhà lãnh đạo vùng này, chủ tịch quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov, nói rằng binh sĩ Ukraina còn lại nên rời khỏi vùng lãnh thổ này trừ phi họ từ bỏ sự trung thành với Ukraina.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tony Blinken nói rằng Washington sẽ không thừa nhận việc Nga sát nhập vùng Crimea dù cư dân trong vùng bỏ phiếu tách ra khỏi Ukraina.
Trong khi đó, các lực lượng Nga đã siết chặt quyền kiểm soát trên bán đảo này, chiếm một đồn biên giới của Ukraina nằm ở biên giới phía tây Crimea với khoảng 30 nhân viên còn kẹt bên trong. Một phát ngôn viên quân sự của Ukraina, ông Oleh Slobodyan, cho biết hiện các lực lượng Nga kiểm soát 11 đồn biên giới trên toàn lãnh thổ.
Trong khi những người biểu tình tiến hành các cuộc xuống đường ở Crimea và trên khắp Ukraina, bạo động trên đường phố bùng phát ở Sebastopol, khi các nhà hoạt động thân Nga và người Cozak tấn công một nhóm dân Ukraina.
Một trong những người lên phát biểu tại một cuộc mít tinh
Nga phủ nhận sự có mặt của binh sĩ Nga trên bán đảo Crimea nhiều hơn con số trú đóng thường xuyên với hạm đội Hắc hải đóng ở Sevastopol. Một lực lượng hải quân nhỏ hơn nhiều của Ukraina cũng đóng trong thành phố cảng của Crimea.
Các nhân chứng nói rằng mặc dù binh sĩ không đeo phù hiệu để có thể xác định, rõ ràng họ là người Nga.
Các nhà quan sát nước ngoài không thể vào Crimea để trực tiếp xem xét tình hình và đã bị buộc phải quay trở về hôm thứ Bảy sau khi các tay súng thân Nga nổ súng cảnh cáo.