Thủ tướng của Crimea nói các kết quả sơ khởi cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật về việc vùng Crimea có sẽ ly khai Ukraina hay không, cho thấy 93% cử tri bỏ phiếu để vùng đất của họ sát nhập Nga.
Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau khi các phòng phiếu đóng cửa, Tòa Bạch Ốc ra tuyên bố bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật ở Crimea. Tuyên bố nói rằng cộng đồng quốc tế sẽ không thừa nhận các kết quả của một cuộc đầu phiếu được thực hiện dưới những mối đe dọa bạo động và sự dọa dẫm can thiệp quân sự của Nga, điều đó vi phạm luật quốc tế.
Tuyên bố nói thêm rằng không nên đưa ra quyết định nào về tương lai của Ukraina mà không có sự tham gia của chính phủ quốc gia Ukraina. Tuyên bố nói rằng cuộc bầu cử tổng thống được dự định vào ngày 25 tháng 5 sẽ mang lại một cơ hội chính đáng để tiếng nói của toàn dân Ukraina về tương lai đất nước của họ được lắng nghe.
Theo ước tính có khoảng 64% cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý về Crimea, một bán đảo trong vùng biển Hắc Hải, hôm Chủ nhật.
Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, EU, và Ủy ban châu Âu, EC, đều đưa ra tuyên bố hôm Chủ nhật gọi cuộc trung cầu dân ý là bất hợp pháp và không chính danh, và cảnh báo rằng kết quả cuộc trưng cầu dân ý sẽ không được quốc tế công nhận.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hôm Chủ nhật, thỏa thuận đẩy mạnh việc cải cách hiến pháp của Ukraina về vấn đề chia quyền và tản quyền như giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước này.
Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Kerry cũng nói với Ngoại trưởng Lavrov rằng Hoa Kỳ sẽ không thừa nhận cuộc trưng cầu dân ý.
Trong khi đó Hãng thông tấn Reuters loan tin rằng Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenyuk tuyên bố quyết tâm truy tầm và bắt những kẻ cổ xúy việc chia cắt ở Crimea. Ông nói Ukraina sẽ tìm ra tất cả những kẻ cầm đầu đòi chia cắt crimea, những kẻ tìm cách phá hoại nền độc lập của Ukraina.
Tại thủ đô Kyiv, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina nói với các phóng viên báo chí rằng bộ quốc phòng của Ukraina và Nga thỏa thuận hưu chiến ở Crimea cho đến ngày 21 tháng 3.
Bộ trưởng Quốc phòng Ihor Tenyukh nói một thỏa thuận đạt được với Hạm đội Hắc Hải của Nga đồn trú ở Crimea, sẽ không có một hành động nào nhắm vào các cơ sở quân sự của Ukraina trong suốt thời gian hưu chiến. Ông cho biết các địa điểm quân sự của Ukraina hiện đang bổ sung tiếp liệu.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đề nghị về việc triển khai phái bộ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ở Ukraina ngay lập tức.
Crimea là vùng đất của Ukraina có đa số cư dân thuộc sắc tộc Nga. Nga nói rằng họ có quyền bảo vệ quyền lợi của họ ở Crimea.
Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau khi các phòng phiếu đóng cửa, Tòa Bạch Ốc ra tuyên bố bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật ở Crimea. Tuyên bố nói rằng cộng đồng quốc tế sẽ không thừa nhận các kết quả của một cuộc đầu phiếu được thực hiện dưới những mối đe dọa bạo động và sự dọa dẫm can thiệp quân sự của Nga, điều đó vi phạm luật quốc tế.
Tuyên bố nói thêm rằng không nên đưa ra quyết định nào về tương lai của Ukraina mà không có sự tham gia của chính phủ quốc gia Ukraina. Tuyên bố nói rằng cuộc bầu cử tổng thống được dự định vào ngày 25 tháng 5 sẽ mang lại một cơ hội chính đáng để tiếng nói của toàn dân Ukraina về tương lai đất nước của họ được lắng nghe.
Theo ước tính có khoảng 64% cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý về Crimea, một bán đảo trong vùng biển Hắc Hải, hôm Chủ nhật.
Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, EU, và Ủy ban châu Âu, EC, đều đưa ra tuyên bố hôm Chủ nhật gọi cuộc trung cầu dân ý là bất hợp pháp và không chính danh, và cảnh báo rằng kết quả cuộc trưng cầu dân ý sẽ không được quốc tế công nhận.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hôm Chủ nhật, thỏa thuận đẩy mạnh việc cải cách hiến pháp của Ukraina về vấn đề chia quyền và tản quyền như giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước này.
Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Kerry cũng nói với Ngoại trưởng Lavrov rằng Hoa Kỳ sẽ không thừa nhận cuộc trưng cầu dân ý.
Trong khi đó Hãng thông tấn Reuters loan tin rằng Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenyuk tuyên bố quyết tâm truy tầm và bắt những kẻ cổ xúy việc chia cắt ở Crimea. Ông nói Ukraina sẽ tìm ra tất cả những kẻ cầm đầu đòi chia cắt crimea, những kẻ tìm cách phá hoại nền độc lập của Ukraina.
Tại thủ đô Kyiv, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina nói với các phóng viên báo chí rằng bộ quốc phòng của Ukraina và Nga thỏa thuận hưu chiến ở Crimea cho đến ngày 21 tháng 3.
Bộ trưởng Quốc phòng Ihor Tenyukh nói một thỏa thuận đạt được với Hạm đội Hắc Hải của Nga đồn trú ở Crimea, sẽ không có một hành động nào nhắm vào các cơ sở quân sự của Ukraina trong suốt thời gian hưu chiến. Ông cho biết các địa điểm quân sự của Ukraina hiện đang bổ sung tiếp liệu.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đề nghị về việc triển khai phái bộ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ở Ukraina ngay lập tức.
Crimea là vùng đất của Ukraina có đa số cư dân thuộc sắc tộc Nga. Nga nói rằng họ có quyền bảo vệ quyền lợi của họ ở Crimea.