Các nhà khoa học tại đại học Johns Hopkins (JHU) của Mỹ báo cáo tiến bộ trong việc phát triển một dạng xét nghiệm máu phát hiện 8 loại ung thư ở giai đoạn đầu, trong đó có một số loại ung thư ‘ác tính’ nhất rất khó phát hiện với các công cụ tầm soát hiện có.
Trong mẫu máu từ hơn 1 ngàn bệnh nhân, cuộc thử nghiệm phát hiện ra khoảng 70% các căn bệnh ung thư.
Cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science ngày 19/1 cho biết các nhà khoa học cho biết họ theo dõi, đo lường xem cuộc thử nghiệm của họ phát hiện ra ung thư chính xác đến mức nào nơi những người đã được chẩn đoán mắc ung thư.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào các cuộc thử nghiệm sinh thiết lỏng, tìm kiếm các AND biến đổi trôi nổi tự do trong máu và các protein có liên quan đến ung thư để cố gắng phát hiện ung thư trước khi bệnh lan ra cũng như tìm hiểu xem giai đoạn nào có cơ may chữa trị bệnh tốt hơn.
Ung thư buồng trứng dễ phát hiện nhất, sau đó đến ung thư gan, bao tử, lá lách, thực quản, ruột kết, phổi, và ung thư ngực.
Tuy nhiên, thử nghiệm này chưa được đưa ra sử dụng rộng rãi trong công chúng, cần phải trải qua một cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn, với đối tượng mở rộng hơn không chỉ là những bệnh nhân ung thư để quyết định xem tính hiệu quả tới đâu. Cuộc nghiên cứu sâu rộng đó đã được khởi sự.