Tại thủ đô Thái Lan, hàng chục ngàn người biểu tình chống chính phủ đã làm ùn tắc cầu đường các giao lộ chính, trong một chiến dịch buộc chính phủ phải từ chức trước cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2. Vào ngày đầu của chiến dịch được gọi là 'Ðóng cửa Bangkok', thông tín viên VOA Gabrielle Paluch tường thuật rằng các đám đông người biểu tình đang chuẩn bị cho một vụ giằng co kéo dài.
Tâm điểm thương mại của thủ đô Bangkok đã tràn ngập người biểu tình vẫy cờ từ tối hôm qua, khi ban tổ chức dựng các sân khấu và hệ thống âm thanh tại các địa điểm tụ tập khắp thành phố.
Ðến sáng hôm nay, những đám đông người đã di chuyển giữa nhiều địa điểm tụ tập chính, thổi còi, lên án thủ tướng và thề quyết thông qua các cải cách để cải thiện một chính phủ mà họ cho là trở nên tham nhũng một cách tai hại.
Những người tụ tập coi việc đóng cửa là biện pháp cuối cùng để buộc một chính phủ tham nhũng phải từ chức. Ông Rawit Sriwilai là người ở tỉnh Samut Prakan gần thủ đô đến đây để tham gia với những người biểu tình.
Ông này nói ông đến đây để chứng tỏ rằng chính phủ không có tư cách pháp lý để cai trị đất nước nữa, và họ phải cải tổ trước khi bầu cử, và trước đây đã có quá nhiều tham nhũng.
Vụ khủng hoảng chính trị mới nhất ở Thái Lan bắt đầu hồi cuối năm ngoái, khi đảng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra tìm cách thông qua một luật ân xá rộng rãi nhắm mục đích xóa tội cho hàng chục người có liên hệ đến vụ xung đột chính trị trong thập niên vừa qua. Nhiều người tin rằng người anh của bà Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, cũng bao gồm trong số những người này, mở đường cho sự trở về của nhà lãnh đạo gây nhiều tranh cãi này.
Luật ân xá làm mất lòng dân nặng nề này đã bị đánh bại, và bà Yingluck sau đó đã giải tán chính phủ và đề nghị tổ chức bầu cử sớm để tìm cách xoa dịu tác động chính trị, nhưng biểu tình vẫn tiếp tục.
Nay, các đảng đối lập đang tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 và người biểu tình đòi phải cải cách chính trị đáng kể trước khi tổ chức bầu cử.
Giới hoài nghi nói rằng phong trào chống đối có nguy cơ gây phương hại đến nền dân chủ Thái Lan, nhưng bà Jiravadee Kanamato, một người biểu tình, nói rằng một cuộc bầu cử nữa sẽ chỉ kéo dài hiện trạng.
Bà này nói dân chúng muốn bầu cử nhưng ngay lúc này đất nước chưa sẵn sàng, nếu có tổ chức bầu cử thì sẽ không phải là một cuộc bầu cử công bằng, sẽ không có được một lá phiếu công bằng. Chắc chắn những người cũ sẽ trở lại.
Uỷ ban bầu cử Thái Lan đã đề nghị hoãn cuộc bầu cử lại vài tháng, nhưng giới hữu trách không đồng ý, và ngay cả giới lãnh đạo biểu tình cũng đòi hỏi nhiều hơn là chỉ hoãn cuộc bầu cử.
Chưa rõ liệu các cuộc biểu tình có thể tiếp tục thu hút thêm các đám đông lớn nữa cho đến cuộc bầu cử trong 2 tuần nữa hay không, nhưng người biểu tình rất sẵn sàng và có tổ chức.
Những người bán hàng rong bán áo thun có in các biểu ngữ phản đối và các phụ liệu màu cờ Thái Lan. Nhân viên bảo vệ biểu tình giúp giữ gìn trật tự; và thức ăn nóng miễn phí được chuẩn bị cho hàng ngàn người trú đóng tại các địa điểm tụ tập chính.
Với hàng ngàn người ngoài đường phố, và nhiệt tình dâng cao, an ninh vẫn là một mối quan ngại chính. Khoảng 18.000 cảnh sát và quân nhân được điều động để duy trì an ninh và bảo vệ các công ốc. Nhưng những vụ nổ súng lẻ tẻ đã làm 8 người thiệt mạng và mấy chục người khác bị thương kể từ khi bắt đầu biểu tình hồi cuối năm ngoái.
Giới hữu trách nói họ sẵn sàng công bố tình trạng khẩn trương nếu xảy ra các vụ bạo động mới.
Quân đội Thái Lan đã kêu gọi các bên bình tĩnh, nhưng sau khi đã xảy ra 18 vụ đảo chính trong 81 năm vừa qua, thì không thể loại trừ khả năng xảy ra thêm một vụ đảo chính nữa.
Tâm điểm thương mại của thủ đô Bangkok đã tràn ngập người biểu tình vẫy cờ từ tối hôm qua, khi ban tổ chức dựng các sân khấu và hệ thống âm thanh tại các địa điểm tụ tập khắp thành phố.
Ðến sáng hôm nay, những đám đông người đã di chuyển giữa nhiều địa điểm tụ tập chính, thổi còi, lên án thủ tướng và thề quyết thông qua các cải cách để cải thiện một chính phủ mà họ cho là trở nên tham nhũng một cách tai hại.
Những người tụ tập coi việc đóng cửa là biện pháp cuối cùng để buộc một chính phủ tham nhũng phải từ chức. Ông Rawit Sriwilai là người ở tỉnh Samut Prakan gần thủ đô đến đây để tham gia với những người biểu tình.
Ông này nói ông đến đây để chứng tỏ rằng chính phủ không có tư cách pháp lý để cai trị đất nước nữa, và họ phải cải tổ trước khi bầu cử, và trước đây đã có quá nhiều tham nhũng.
Vụ khủng hoảng chính trị mới nhất ở Thái Lan bắt đầu hồi cuối năm ngoái, khi đảng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra tìm cách thông qua một luật ân xá rộng rãi nhắm mục đích xóa tội cho hàng chục người có liên hệ đến vụ xung đột chính trị trong thập niên vừa qua. Nhiều người tin rằng người anh của bà Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, cũng bao gồm trong số những người này, mở đường cho sự trở về của nhà lãnh đạo gây nhiều tranh cãi này.
Luật ân xá làm mất lòng dân nặng nề này đã bị đánh bại, và bà Yingluck sau đó đã giải tán chính phủ và đề nghị tổ chức bầu cử sớm để tìm cách xoa dịu tác động chính trị, nhưng biểu tình vẫn tiếp tục.
Nay, các đảng đối lập đang tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 và người biểu tình đòi phải cải cách chính trị đáng kể trước khi tổ chức bầu cử.
Giới hoài nghi nói rằng phong trào chống đối có nguy cơ gây phương hại đến nền dân chủ Thái Lan, nhưng bà Jiravadee Kanamato, một người biểu tình, nói rằng một cuộc bầu cử nữa sẽ chỉ kéo dài hiện trạng.
Bà này nói dân chúng muốn bầu cử nhưng ngay lúc này đất nước chưa sẵn sàng, nếu có tổ chức bầu cử thì sẽ không phải là một cuộc bầu cử công bằng, sẽ không có được một lá phiếu công bằng. Chắc chắn những người cũ sẽ trở lại.
Uỷ ban bầu cử Thái Lan đã đề nghị hoãn cuộc bầu cử lại vài tháng, nhưng giới hữu trách không đồng ý, và ngay cả giới lãnh đạo biểu tình cũng đòi hỏi nhiều hơn là chỉ hoãn cuộc bầu cử.
Chưa rõ liệu các cuộc biểu tình có thể tiếp tục thu hút thêm các đám đông lớn nữa cho đến cuộc bầu cử trong 2 tuần nữa hay không, nhưng người biểu tình rất sẵn sàng và có tổ chức.
Những người bán hàng rong bán áo thun có in các biểu ngữ phản đối và các phụ liệu màu cờ Thái Lan. Nhân viên bảo vệ biểu tình giúp giữ gìn trật tự; và thức ăn nóng miễn phí được chuẩn bị cho hàng ngàn người trú đóng tại các địa điểm tụ tập chính.
Với hàng ngàn người ngoài đường phố, và nhiệt tình dâng cao, an ninh vẫn là một mối quan ngại chính. Khoảng 18.000 cảnh sát và quân nhân được điều động để duy trì an ninh và bảo vệ các công ốc. Nhưng những vụ nổ súng lẻ tẻ đã làm 8 người thiệt mạng và mấy chục người khác bị thương kể từ khi bắt đầu biểu tình hồi cuối năm ngoái.
Giới hữu trách nói họ sẵn sàng công bố tình trạng khẩn trương nếu xảy ra các vụ bạo động mới.
Quân đội Thái Lan đã kêu gọi các bên bình tĩnh, nhưng sau khi đã xảy ra 18 vụ đảo chính trong 81 năm vừa qua, thì không thể loại trừ khả năng xảy ra thêm một vụ đảo chính nữa.