Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra kêu gọi các lực lượng an ninh kiềm chế trong khi người biểu tình phản đối chính phủ kéo đến thủ đô. Điều được gọi là “Đóng cửa thủ đô Bangkok” nhằm mục đích gây áp lực để thủ tướng từ chức và hoãn cuộc bầu cử đã được ấn định vào ngày 2 tháng 2. Thông tín viên VOA Ron Corben tường thuật rằng giới hữu trách đang triển khai 18.000 binh sĩ và cảnh sát để bảo vệ các tòa nhà chính phủ và giữ các cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa.
Người biểu tình bắt đầu chiếm các giao lộ chính trong trung tâm thủ đô Bangkok trước hoàng hôn hôm Chủ nhật, mang đến các bao cát, lều, và thực phẩm để chuẩn bị cho cuộc đối đầu kéo dài.
Thủ tướng Yingluck kêu gọi các lực lượng an ninh tránh chạm trán với người biểu tình và cảnh sát dự kiến sẽ để cho họ đóng cửa các đường phố chính trong thành phố với 10 triệu cư dân này.
Trong một cuộc họp báo hôm Chủ nhật, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói rằng thủ tướng muốn các lực lượng an ninh giữ cho tình hình yên tĩnh trong lúc tìm cách hạn chế tác động của việc này đối với hoạt động kinh doanh và du lịch. Ông nói:
“Thủ tướng Yingluck ra lệnh cho tất cả cảnh sát và quân đội kiềm chế tối đa và không sử dụng bất cứ võ khí nào để đối phó với người biểu tình, cảnh sát và quân đội sẽ chỉ dùng khiên và dùi cui và làm nhiệm vụ của mình theo tiêu chuẩn quốc tế.”
Từ khi các cuộc biểu tình bộc phát vào cuối năm ngoái, đã có ít nhất 9 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các vụ bạo động liên quan đến biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi ròng để ngăn không cho người biểu tình chiếm các tòa nhà chính phủ. Hôm thứ Bảy, người đứng đầu quân đội Thái Lan bày tỏ quan ngại bạo động có thể xảy ra và thúc giục các bên tránh xung đột.
Tình hình cũng đã làm cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc chú ý và ông kêu gọi mở đối thoại.
Trong một cuộc phỏng vấn được phổ biến hôm Chủ nhật, ông Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo cuộc biểu tình phản đối bác bỏ lời kêu gọi đàm phán, tuy nhiên ông nói rằng ông sẽ lui bước nếu tình trạng đối đầu trở thành một cuộc đương đầu đe dọa dẫn đến nội chiến.
Lên tiếng với nhật báo The Nation, cựu đại biểu quốc hội cũng nói rằng ông không muốn có một cuộc đảo chính quân sự.
Tình hình đã dẫn đến những lo ngại bạo động sẽ tái diễn ở Bangkok như vào năm 2010, đã gây thiệt mạng hơn 90 người và hàng trăm người bị thương trong các vụ bạo động chính trị tệ hại nhất của nước này trong nhiều thập kỷ.
Các vụ biểu tình mới nhất phát khởi khi Đảng Pheu Thai của Thủ tướng Yingluck thông qua một dự luật ân xá có tác dụng xóa các tội tham nhũng cho nhà cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra hiện đang sống ở hải ngoại. Dự luật sau đó đã bị Thượng viện hủy bỏ, nhưng biểu tình phản đối vẫn tiếp tục.
Trong một nỗ lực nhằm chặn đứng áp lực chính trị, bà Yingluck đã giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử vào ngày 2 tháng 2.
Ủy ban Bầu cử của Thái Lan nhiều lần bày tỏ quan ngại về các cuộc bầu cử sắp tới, và cảnh báo rằng tình hình bất ổn và sự thành công của người biểu tình trong việc ngăn chận các ứng cử viên đăng ký trong 28 quận đe dọa tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
Hôm Chủ nhật Ủy ban Bầu cử đề nghị chính phủ hoãn bầu cử cho đến ngày 4 tháng 5. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Niwatthumrong Boonsonpaison nói rằng chiếu theo luật pháp trách nhiệm giám sát bầu cử là của Ủy ban Bầu cử, không phải của chính phủ. Ông nói:
“Chúng tôi không có sự lựa chọn. Chúng tôi phải làm theo luật, và trong vấn đề bầu cử không phải là nhiệm vụ của chính phủ mà là ủy ban bầu cử có nhiệm vụ chiếu theo luật – vì vậy nếu họ muốn hoãn hay muốn một điều gì đó họ sẽ phải đề xướng.”
Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân, PDRC, của ông Suthep đã bác bỏ thậm chí cả việc hoãn bầu cử, thay vào đó yêu cầu thành lập một hội đồng không qua bầu cử để giám sát các cải cách chính trị trước khi tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các kinh tế gia cảnh báo một cuộc phong tỏa kéo dài có thể gây tổn hại cho kinh tế 1,3 tỷ đôla với tiêu thụ sút giảm mạnh cùng với những quan ngại về đầu tư và du lịch.
Hơn 40 Đại sứ quán đã đưa ra cảnh báo du hành cho công dân nước họ về mối quan ngại tác động của biểu tình đối với ngoại kiều và người du hành.
Trên đường Sukhumvit trong trung tâm thành phố, tâm điểm của cuộc biểu tình, một du khách từ Mỹ, ông Jonathan Caskey, nói rằng những e ngại về các cuộc biểu tình phản đối vào thứ Hai khiến ông thay đổi kế hoạch du lịch. Ông nói:
“Chỉ là tình hình bất định và vì vậy chúng tôi đã hỏi mọi người, và dường như mọi chuyện yên lành, nhưng không cách nào biết được tương lai và vì vậy chúng tôi nghĩ - sao không đi ra bãi biển, ở đó chúng tôi biết mọi việc sẽ yên ổn trong khi có thể bất ổn ở Bangkok.”
Quân đội Thái Lan đã tiến hành 18 vụ đảo chính hay mưu toan đảo chính từ khi chế độ quân chủ tuyệt đối chấm dứt vào năm 1932, tuy nhiên các tướng lãnh phần lớn đều đứng bên lề cuộc xung đột đang diễn ra.
Người biểu tình bắt đầu chiếm các giao lộ chính trong trung tâm thủ đô Bangkok trước hoàng hôn hôm Chủ nhật, mang đến các bao cát, lều, và thực phẩm để chuẩn bị cho cuộc đối đầu kéo dài.
Thủ tướng Yingluck kêu gọi các lực lượng an ninh tránh chạm trán với người biểu tình và cảnh sát dự kiến sẽ để cho họ đóng cửa các đường phố chính trong thành phố với 10 triệu cư dân này.
Trong một cuộc họp báo hôm Chủ nhật, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói rằng thủ tướng muốn các lực lượng an ninh giữ cho tình hình yên tĩnh trong lúc tìm cách hạn chế tác động của việc này đối với hoạt động kinh doanh và du lịch. Ông nói:
“Thủ tướng Yingluck ra lệnh cho tất cả cảnh sát và quân đội kiềm chế tối đa và không sử dụng bất cứ võ khí nào để đối phó với người biểu tình, cảnh sát và quân đội sẽ chỉ dùng khiên và dùi cui và làm nhiệm vụ của mình theo tiêu chuẩn quốc tế.”
Từ khi các cuộc biểu tình bộc phát vào cuối năm ngoái, đã có ít nhất 9 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các vụ bạo động liên quan đến biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi ròng để ngăn không cho người biểu tình chiếm các tòa nhà chính phủ. Hôm thứ Bảy, người đứng đầu quân đội Thái Lan bày tỏ quan ngại bạo động có thể xảy ra và thúc giục các bên tránh xung đột.
Tình hình cũng đã làm cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc chú ý và ông kêu gọi mở đối thoại.
Trong một cuộc phỏng vấn được phổ biến hôm Chủ nhật, ông Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo cuộc biểu tình phản đối bác bỏ lời kêu gọi đàm phán, tuy nhiên ông nói rằng ông sẽ lui bước nếu tình trạng đối đầu trở thành một cuộc đương đầu đe dọa dẫn đến nội chiến.
Lên tiếng với nhật báo The Nation, cựu đại biểu quốc hội cũng nói rằng ông không muốn có một cuộc đảo chính quân sự.
Tình hình đã dẫn đến những lo ngại bạo động sẽ tái diễn ở Bangkok như vào năm 2010, đã gây thiệt mạng hơn 90 người và hàng trăm người bị thương trong các vụ bạo động chính trị tệ hại nhất của nước này trong nhiều thập kỷ.
Các vụ biểu tình mới nhất phát khởi khi Đảng Pheu Thai của Thủ tướng Yingluck thông qua một dự luật ân xá có tác dụng xóa các tội tham nhũng cho nhà cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra hiện đang sống ở hải ngoại. Dự luật sau đó đã bị Thượng viện hủy bỏ, nhưng biểu tình phản đối vẫn tiếp tục.
Trong một nỗ lực nhằm chặn đứng áp lực chính trị, bà Yingluck đã giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử vào ngày 2 tháng 2.
Ủy ban Bầu cử của Thái Lan nhiều lần bày tỏ quan ngại về các cuộc bầu cử sắp tới, và cảnh báo rằng tình hình bất ổn và sự thành công của người biểu tình trong việc ngăn chận các ứng cử viên đăng ký trong 28 quận đe dọa tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
Hôm Chủ nhật Ủy ban Bầu cử đề nghị chính phủ hoãn bầu cử cho đến ngày 4 tháng 5. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Niwatthumrong Boonsonpaison nói rằng chiếu theo luật pháp trách nhiệm giám sát bầu cử là của Ủy ban Bầu cử, không phải của chính phủ. Ông nói:
“Chúng tôi không có sự lựa chọn. Chúng tôi phải làm theo luật, và trong vấn đề bầu cử không phải là nhiệm vụ của chính phủ mà là ủy ban bầu cử có nhiệm vụ chiếu theo luật – vì vậy nếu họ muốn hoãn hay muốn một điều gì đó họ sẽ phải đề xướng.”
Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân, PDRC, của ông Suthep đã bác bỏ thậm chí cả việc hoãn bầu cử, thay vào đó yêu cầu thành lập một hội đồng không qua bầu cử để giám sát các cải cách chính trị trước khi tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các kinh tế gia cảnh báo một cuộc phong tỏa kéo dài có thể gây tổn hại cho kinh tế 1,3 tỷ đôla với tiêu thụ sút giảm mạnh cùng với những quan ngại về đầu tư và du lịch.
Hơn 40 Đại sứ quán đã đưa ra cảnh báo du hành cho công dân nước họ về mối quan ngại tác động của biểu tình đối với ngoại kiều và người du hành.
Trên đường Sukhumvit trong trung tâm thành phố, tâm điểm của cuộc biểu tình, một du khách từ Mỹ, ông Jonathan Caskey, nói rằng những e ngại về các cuộc biểu tình phản đối vào thứ Hai khiến ông thay đổi kế hoạch du lịch. Ông nói:
“Chỉ là tình hình bất định và vì vậy chúng tôi đã hỏi mọi người, và dường như mọi chuyện yên lành, nhưng không cách nào biết được tương lai và vì vậy chúng tôi nghĩ - sao không đi ra bãi biển, ở đó chúng tôi biết mọi việc sẽ yên ổn trong khi có thể bất ổn ở Bangkok.”
Quân đội Thái Lan đã tiến hành 18 vụ đảo chính hay mưu toan đảo chính từ khi chế độ quân chủ tuyệt đối chấm dứt vào năm 1932, tuy nhiên các tướng lãnh phần lớn đều đứng bên lề cuộc xung đột đang diễn ra.