Sự mất cân đối lớn trong cán cân thương mại Mỹ-Trung một vấn đề kết cấu và dài lâu và nên được xem như là một chuyện tất yếu – tạp chí tài chánh Caixin trích phát biểu của thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Ông Dị Cương, người được bổ nhiệm làm lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hồi tháng 3, kêu gọi Mỹ và Trung Quốc phối hợp nỗ lực để giải quyết tranh chấp thương mại – theo tạp chí Caixin trong bài viết đăng tải chiều thứ Sáu vừa qua.
Phát biểu của nhà lãnh đạo ngân hàng Trung Quốc được đưa ra ngay sau cuộc họp hai ngày không mang lại kết quả giữ các giới chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh trong khi những đe doạ “ăn miếng trả miếng” về việc đánh thuế nhập khẩu đang tiếp tục qua lại giữa hai nên kinh tế lớn nhất thế giới. Washington đòi Trung Quốc giảm thặng dư mậu dịch với Mỹ ít nhất là 200 tỉ đôla trước cuối năm 2020.
Ông Dị nói kinh tế Trung Quốc mở rộng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn thương mại với Hoa Kỳ.
Thống đốc Dị chỉ nói rất ngắn về vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ-Trung trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin ở Washington hồi cuối tháng 4. Nhà lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tái khẳng định các chính sách hiện hữu về hàng loạt vấn đề, trong đó có chính sách tiền tệ, việc mở cửa nền kinh tế, đồng nhân dân tệ và nỗ lực giảm bớt nợ công.
Ông Dị tái khẳng định cam kết của Trung Quốc về chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập và tập trung vào việc ổn định các chỉ số đòn bẩy tài chính vĩ mô và giảm thiểu những rủi ro tài chính. Trên mặt trận đồng nhân dân tệ, ông Dị nói ngân hàng nhà nước không can thiệp vào thị trường ngoại hối trong gần một năm qua, và nhà nước cam kết với chính sách cải cách tỉ giái hối đoái do thị trường quyết định.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh khả năng chuyển đổi linh hoạt của thị trường vốn trong giao dịch quốc tế để hoà nhịp với việc mở cửa ngành tài chính – Thống đốc Dị nói. Bắc Kinh trong mấy tuần gần đây nói rằng nhà nước sẽ nối lại hai chương trình đầu tư ra nước ngoài thiết yếu, cho phép các định chế tài chánh trong nước đầu tư vào chứng khoán nước ngoài.
Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng nền kinh tế, Trung Quốc sẽ đặt ra cơ chế quản lý dòng vốn xuyên biên giới để đề phòng những rủi ro tài chính lan truyền xuyên biên giới và ngăn chặn đầu cơ chênh lệch giá – Thống đốc Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc nói.