Một thiếu niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau 2 tháng bị tạm giam, thêm một lời kêu cứu về tình trạng công an bạo hành vốn đã cướp đi sinh mạng của nhiều người trong thời gian gần đây.
Em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, ở thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị công huyện bắt giam hôm 5/8 với cáo buộc trộm 2 triệu đồng của hàng xóm.
Người nhà em cho hay trong suốt 2 tháng em bị giam ở trại Xa La, công an không cho phép gia đình thăm gặp mà không giải thích nguyên do.
Hôm đầu tiên, công an ở trại Xa La đưa ra bệnh viện quận Hà Đông, gọi mẹ cháu ra. Mẹ cháu nhìn thấy cháu nằm hôn mê, họ bảo ‘Cháu ngủ, chị cứ về đi, có khi mai cháu lại về trại.’ 2 giờ chiều hôm sau, họ lại điện nói cháu hiện đang cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi ra, cháu cứ bất tỉnh, công an ngồi cạnh giường bệnh gác. Bác sĩ bảo nội tạng cháu đã hỏng hết, phù nề não. Mặt thì tím thâm, bầm hết cả, hai bên đùi sưng to lắm. Từ đầu gối trở xuống thì teo lại rồi.”Bà Đỗ Thị Tuyết, bác ruột của em Đỗ Đăng Dư, nói.
Đến ngày 4/10, gia đình được công an gọi điện báo em đã nhập viện và hiện đang trong tình trạng hôn mê nguy kịch.
Trao đổi với VOA Việt ngữ, bà Đỗ Thị Tuyết, bác ruột của em Dư, thuật lại sự việc:
“Em cứ nằm thế, không động tĩnh gì cả. Mắt vạch ra không còn cử động gì nữa. Mắt và người đã chảy nước vàng ra, kiến bu đầy. Mấy ông ấy cứ tranh chấp nói một đằng một nẻo thôi. Họ chả chấp nhận gì cả. Hỏi như thế nào, họ toàn trốn tránh. Công an đông lắm. Họ bố trí lực lượng công an đến 4, 5 chục người. Công an họ cản trở ghê lắm. Bảo vệ với công an cứ đuổi chúng tôi. Không cho vào chăm sóc, chỉ đến giờ cho mỗi người vào một tí thăm thôi, thăm xong lại ra, chả cho chăm sóc gì cả. Không cho một người ở kế bên nuôi bệnh như các bệnh nhân khác. Bây giờ thức ăn đưa vào ống thông nhưng nó lại trào ra, mạch thì có lúc cứ đứng yên 90. Chết là chết rồi nhưng bọn này cứ tạo hiện trường giả. Hôm đầu tiên, công an ở trại Xa La đưa ra bệnh viện quận Hà Đông, gọi mẹ cháu ra. Mẹ cháu nhìn thấy cháu nằm hôn mê, họ lại bảo ‘Cháu ngủ, chị cứ về đi, có khi mai cháu lại về trại.’ 2 giờ chiều hôm sau, họ lại điện nói cháu hiện đang cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi ra, cháu cứ bất tỉnh, công an ngồi cạnh giường bệnh gác. Một ông bác sĩ bảo nội tạng cháu đã hỏng hết, phù nề não. Mặt thì tím thâm, bầm hết cả, hai bên đùi sưng to lắm. Từ đầu gối trở xuống thì teo lại rồi.”
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng, người đã tìm cách vào bệnh viện tìm hiểu vụ việc của Dư, cho VOA Việt ngữ biết ông cũng bị công an ngăn trở không cho vào thăm:
“Họ ngăn cản chúng tôi đôi khi hết sức thô bạo, đấy là lực lượng sắc phục, còn lực lượng bảo vệ bệnh viện cũng đồng lõa với công an. Ngoài ra còn có lực lượng của an ninh thành phố.”
Gia đình Dư cho biết có lẽ em khó qua khỏi cơn nguy kịch này và họ cũng đã được hỏi ý về việc mổ giám định pháp y.
Gia đình nói Dư có thể là là nạn nhân mới nhất của nạn công an bạo hành, lạm quyền tại Việt Nam, vốn là một vết đen bị lên án lâu nay của thành tích nhân quyền Việt Nam.
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng nói trừ phi có áp lực mạnh mẽ từ quốc tế buộc Việt Nam phải cải thiện luật lệ nghiêm minh, sẽ tiếp tục còn nhiều người bị chết oan dưới bàn tay công an, lực lượng được mệnh danh là bảo vệ an ninh cho dân:
“Không riêng gì vụ của cháu Dư, từ trước nay có rất nhiều vụ bị công an đánh chết trong đồn. Hiện người dân không còn tin tưởng vào cơ quan công quyền nữa. Mỗi người nên góp một tiếng nói để tố cáo tội ác của họ. Cần đánh động tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế để họ có biện pháp đối với chính phủ Việt Nam hầu ngăn chặn những sự độc ác của họ đối với người dân.”
Không riêng gì vụ của cháu Dư, từ trước nay có rất nhiều vụ bị công an đánh chết trong đồn. Hiện người dân không còn tin tưởng vào cơ quan công quyền nữa...Cần đánh động tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế để họ có biện pháp đối với chính phủ Việt Nam hầu ngăn chặn những sự độc ác của họ đối với người dân.”Nhà hoạt động Trương Văn Dũng nói.
Nạn công an bạo hành tại Việt Nam thời gian gần đây không những gây bức xúc công luận mà còn khơi dậy những ngờ vực về nhiệm vụ đích thực của lực lượng này.
Mới hôm 25/9, trong cuộc phỏng vấn của Vietnamnet, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, tuyên bố tuyển nhân sự vào công an để bảo vệ đảng, nhà nước, chính quyền. Phát biểu gây tranh cãi này không hề nhắc tới nhiệm vụ bảo vệ nhân dân của lực lượng mà nhà nước gọi là ‘công an nhân dân’ giữa lúc nạn bạo lực trong ngành công an đang leo thang.
Các các ca thiệt mạng dưới tay công an và các vụ hành hung, sách nhiễu tùy tiện gia tăng khiến đội ngũ bảo vệ an ninh cho dân nay còn được biết đến với biệt danh là lực lượng ‘côn an’ chỉ biết ‘còn đảng, còn mình.’
Việt Nam là một trong những nước có nạn công an lạm quyền bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế báo động.
Your browser doesn’t support HTML5
Trên mạng xã hội, một blogger bình luận về vụ việc của em Dư: ‘Chúng ta có nên tiếp tục đóng thuế nuôi những người công an là lực lượng thanh gươm, lá chắn của đảng cộng sản để họ giết bản thân chúng ta và con em chúng ta một cách không ghê tay như thế này không? Câu trả lời này dành cho tất cả chúng ta.”
Giới chức trách Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi, nhưng các ca tử vong từ đồn công an trước nay thường được giải thích hoặc do bệnh trạng hoặc do nạn nhân tự tử.
Your browser doesn’t support HTML5