GENEVE —
Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng thế giới chưa sẵn sáng đáp ứng với các nhu cầu về đô thị hóa nhanh chóng. Các tác giả của Bản Khảo sát Kinh Xã Thế giới năm 2013 đề nghị các sách lược mới mạnh bạo để giải quyết các nhu cầu to lớn của hơn 6,5 tỷ người sẽ sinh sống ở các thành phố vào năm 2050.
Phần lớn các cư dân mới của đô thị sẽ là ở các nước đang phát triển. Liên Hiệp Quốc nói tác động đối với các nguồn lực giới hạn sẽ rất to lớn.
Bản Khảo sát Kinh Xã Thế giới nói phải tìm ra những cách để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng, nước, vệ sinh cũng như các dịch vụ công cộng, giáo dục và y tế.
Dân số thế giới dự trù sẽ tăng lên đến trên 9 tỷ vào năm 2050, với 2/3 con số này sống ở các thành phố. Liên Hiệp Quốc nói khoảng 80% của khối dân đô thị đang tăng nhanh này sẽ là ở châu Phi và châu Á.
Cuộc khảo sát nói phát triển bền vững các khu vực đô thị đòi hỏi sự hòa nhập và phối hợp, đầu tư để giải quyết các vấn đề như sử dụng đất, an toàn lương thực, tạo dựng công ăn việc làm và chuyên chở.
Cuộc khảo sát nhận thấy rằng trong khi công cuộc đô thị hóa gia tăng, lần đầu tiên trong lịch sử, tổng số cư dân ở nông thôn đang giảm sút.
Người đứng đầu Ðơn vị phân tích Chính sách và Sách lược Phát triển, ông Willem Van Der Geest nói sự kiện này mang theo các ý nghĩa sâu rộng.
Ông nói nó có tác động về việc các hệ thống thực phẩm và kinh tế của xã hội nông thôn sẽ được tổ chức ra sao.
Ông nói: “Ðể có những khoảng đất lớn không có nguời ở như chúng ta đã biết trong hoàn cảnh các nước khác thực là gây trở ngại hết sức cho các hệ thống lương thực và nông nghiệp. Chúng ta cần có sự hòa nhập đầy đủ với các thành phố… Một sự hòa nhập giữa các nền kinh tế thành thị và nông thôn là vô cùng cấp thiết cho các vấn đề dinh dưỡng, an toàn lương thực và bền vững môi trường.”
Cuộc thăm dò nói phát triển bền vững là điều cốt yếu cho công tác xóa nghèo. Bản phúc trình xem xét vấn đề thiếu an toàn lương thực, tác động đến hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Bản phúc trình nêu ra rằng 1 trong 8 nguời vẫn còn bị thiếu dinh dưỡng kinh niên.
Trợ lý Tổng thư ký về Phát triển Kinh tế, bà Shamshad Akhtar, nói rằng sản lượng lương thực sẽ phải tăng thêm 70% trên toàn cầu để nuôi ăn thêm 2,3 tỷ người vào năm 2050.
Bà Akhtar nói: “Ðồng thời, chúng tôi dự kiến rằng nhu cầu sẽ tiếp tục chuyển về hướng thêm các sản phẩm nặng về trữ lượng, như gia súc và sản phẩm sữa, gây sức ép cho đất, nước và các nguồn đa dạng sinh học… Hiện thời có khoảng 32% lương thực sản xuất trên toàn cầu bị lãng phí. Ðể giảm thiểu sự lãng phí, các thay đổi sẽ phải diễn ra trong việc sản xuất dây chuyền dự trữ, chuyên chở và tiêu thụ thực phẩm.”
Cuộc khảo sát nhận thấy việc cung cấp năng luợng nằm trong số các yếu tố cốt lõi của nghị trình phát triển bền vững, cùng với an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Bản phúc trình nêu bật sáng kiến của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt sự lệ thuộc vào sinh khối truyền thống như một nguồn nhiệt năng. Bản phúc trình kêu gọi cải thiện sự tiếp cận điện năng đáng tin cậy, đầy đủ và có chất lượng cao.
Phần lớn các cư dân mới của đô thị sẽ là ở các nước đang phát triển. Liên Hiệp Quốc nói tác động đối với các nguồn lực giới hạn sẽ rất to lớn.
Bản Khảo sát Kinh Xã Thế giới nói phải tìm ra những cách để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng, nước, vệ sinh cũng như các dịch vụ công cộng, giáo dục và y tế.
Dân số thế giới dự trù sẽ tăng lên đến trên 9 tỷ vào năm 2050, với 2/3 con số này sống ở các thành phố. Liên Hiệp Quốc nói khoảng 80% của khối dân đô thị đang tăng nhanh này sẽ là ở châu Phi và châu Á.
Cuộc khảo sát nói phát triển bền vững các khu vực đô thị đòi hỏi sự hòa nhập và phối hợp, đầu tư để giải quyết các vấn đề như sử dụng đất, an toàn lương thực, tạo dựng công ăn việc làm và chuyên chở.
Cuộc khảo sát nhận thấy rằng trong khi công cuộc đô thị hóa gia tăng, lần đầu tiên trong lịch sử, tổng số cư dân ở nông thôn đang giảm sút.
Người đứng đầu Ðơn vị phân tích Chính sách và Sách lược Phát triển, ông Willem Van Der Geest nói sự kiện này mang theo các ý nghĩa sâu rộng.
Ông nói nó có tác động về việc các hệ thống thực phẩm và kinh tế của xã hội nông thôn sẽ được tổ chức ra sao.
Ông nói: “Ðể có những khoảng đất lớn không có nguời ở như chúng ta đã biết trong hoàn cảnh các nước khác thực là gây trở ngại hết sức cho các hệ thống lương thực và nông nghiệp. Chúng ta cần có sự hòa nhập đầy đủ với các thành phố… Một sự hòa nhập giữa các nền kinh tế thành thị và nông thôn là vô cùng cấp thiết cho các vấn đề dinh dưỡng, an toàn lương thực và bền vững môi trường.”
Cuộc thăm dò nói phát triển bền vững là điều cốt yếu cho công tác xóa nghèo. Bản phúc trình xem xét vấn đề thiếu an toàn lương thực, tác động đến hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Bản phúc trình nêu ra rằng 1 trong 8 nguời vẫn còn bị thiếu dinh dưỡng kinh niên.
Trợ lý Tổng thư ký về Phát triển Kinh tế, bà Shamshad Akhtar, nói rằng sản lượng lương thực sẽ phải tăng thêm 70% trên toàn cầu để nuôi ăn thêm 2,3 tỷ người vào năm 2050.
Bà Akhtar nói: “Ðồng thời, chúng tôi dự kiến rằng nhu cầu sẽ tiếp tục chuyển về hướng thêm các sản phẩm nặng về trữ lượng, như gia súc và sản phẩm sữa, gây sức ép cho đất, nước và các nguồn đa dạng sinh học… Hiện thời có khoảng 32% lương thực sản xuất trên toàn cầu bị lãng phí. Ðể giảm thiểu sự lãng phí, các thay đổi sẽ phải diễn ra trong việc sản xuất dây chuyền dự trữ, chuyên chở và tiêu thụ thực phẩm.”
Cuộc khảo sát nhận thấy việc cung cấp năng luợng nằm trong số các yếu tố cốt lõi của nghị trình phát triển bền vững, cùng với an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Bản phúc trình nêu bật sáng kiến của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt sự lệ thuộc vào sinh khối truyền thống như một nguồn nhiệt năng. Bản phúc trình kêu gọi cải thiện sự tiếp cận điện năng đáng tin cậy, đầy đủ và có chất lượng cao.