Liên Hiệp Quốc hôm 13/6 đã công bố phúc trình hàng năm về tình hình dân số thế giới, trong đó cho biết dân số thế giới 7,2 tỉ người hiện nay sẽ lên thành 8,1 tỉ vào năm 2025, và 9,6 tỉ vào năm 2050.
Phúc trình cho biết phần lớn số tăng trưởng này xảy ra tại các nước có tỷ lệ sinh sản cao, chủ yếu là các nước châu Phi; hoặc các nước hiện nay có đông dân số, như Ấn Độ, Indonesia và Hoa Kỳ.
Đi thêm vào chi tiết, phúc trình này dự đoán dân số của Ấn Độ sẽ qua mặt Trung Quốc vào khoảng năm 2028, khi đó, cả hai nước này sẽ có số dân số độ 1,45 tỉ.
Sau đó, dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng thêm vài chục năm nữa, đạt 1,6 tỉ và rồi xuống còn 1,5 tỉ vào năm 2100.
Dân số Trung Quốc theo trông đợi sẽ bắt đầu giảm sau năm 2030, có thể chỉ còn 1,1 tỉ vào năm 2100.
Phúc trình của Liên Hiệp Quốc cũng nói rằng hiện nay có 48% dân số thế giới sống trong những quốc gia có tỷ lệ sinh sản thấp, có nghĩa là phụ nữ tại các nước này có dưới 2,1 con trong suốt cuộc đời.
Các quốc gia có tỷ lệ sinh sản thấp gồm tất cả các nước châu Âu, trừ Iceland; 17 nước châu Mỹ; hai nước châu Phi và 19 nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Phúc trình cũng dự báo tuổi thọ của con người trên thế giới từ 47 tuổi của những năm 1950 đã tăng lên thành 69 tuổi từ năm 2005 đến 2010.
Phúc trình cho biết phần lớn số tăng trưởng này xảy ra tại các nước có tỷ lệ sinh sản cao, chủ yếu là các nước châu Phi; hoặc các nước hiện nay có đông dân số, như Ấn Độ, Indonesia và Hoa Kỳ.
Đi thêm vào chi tiết, phúc trình này dự đoán dân số của Ấn Độ sẽ qua mặt Trung Quốc vào khoảng năm 2028, khi đó, cả hai nước này sẽ có số dân số độ 1,45 tỉ.
Sau đó, dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng thêm vài chục năm nữa, đạt 1,6 tỉ và rồi xuống còn 1,5 tỉ vào năm 2100.
Dân số Trung Quốc theo trông đợi sẽ bắt đầu giảm sau năm 2030, có thể chỉ còn 1,1 tỉ vào năm 2100.
Phúc trình của Liên Hiệp Quốc cũng nói rằng hiện nay có 48% dân số thế giới sống trong những quốc gia có tỷ lệ sinh sản thấp, có nghĩa là phụ nữ tại các nước này có dưới 2,1 con trong suốt cuộc đời.
Các quốc gia có tỷ lệ sinh sản thấp gồm tất cả các nước châu Âu, trừ Iceland; 17 nước châu Mỹ; hai nước châu Phi và 19 nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Phúc trình cũng dự báo tuổi thọ của con người trên thế giới từ 47 tuổi của những năm 1950 đã tăng lên thành 69 tuổi từ năm 2005 đến 2010.