Thái Lan bãi bỏ tình trạng khẩn cấp được ban hành cách đây hai tháng để đối phó với những cuộc biểu tình chống chính phủ hiện đang giảm dần.
Các giới chức cao cấp Thái Lan nói động thái này được thi hành vì con số người biểu tình sụt giảm và để giúp tăng tiến ngành du lịch.
Bạo động chính trị đã làm 23 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương kể từ tháng 11 năm ngoái, khi những cuộc biểu tình của phe đối lập bùng phát.
Những người biểu tình có lúc đã chiếm một phần lớn Bangkok, nhưng nay tập trung chính yếu tại một công viên chính của thủ đô.
Những người biểu tình đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức vì họ cho rằng chính phủ của bà tham nhũng quá mức.
Các giới chức nói tình trạng khẩn cấp sẽ được thay thế vào ngày mai bởi Luật Nội an, một đạo luật đặc biệt, ít nghiêm khắc hơn.
Luật mới vẫn cho phép các lực lượng an ninh đối phó với những người biểu tình bằng lệnh thiết quân luật, thiết lập các trạm kiểm soát an ninh, và những giới hạn khác.
Cảnh sát không thể sử dụng được nhiều quyền hạn do tình trạng khẩn cấp được ban hành trước đây tiếp sau một phán quyết của tòa án trong tháng trước.
Dù những áp lực tức thời đối với bà Yingluck đã giảm bớt, nhưng bà vẫn còn phải đối mặt với những bất định về kết quả của cuộc bầu cử tháng Hai vừa qua.
Cuộc bầu cử bị phe đối lập làm gián đoạn khiến cho Quốc hội không thể điền vào 95% số ghế cần thiết để có thể hoạt động được và bầu một thủ tướng.
Bà Yingluck cũng bị Ủy ban Quốc gia Chống Tham nhũng truy tố vì đã không để ý đến tham nhũng trong chương trình trợ giá gạo của chính phủ làm chính phủ thất thoát hàng tỉ đô la.
Các giới chức cao cấp Thái Lan nói động thái này được thi hành vì con số người biểu tình sụt giảm và để giúp tăng tiến ngành du lịch.
Bạo động chính trị đã làm 23 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương kể từ tháng 11 năm ngoái, khi những cuộc biểu tình của phe đối lập bùng phát.
Những người biểu tình có lúc đã chiếm một phần lớn Bangkok, nhưng nay tập trung chính yếu tại một công viên chính của thủ đô.
Những người biểu tình đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức vì họ cho rằng chính phủ của bà tham nhũng quá mức.
Các giới chức nói tình trạng khẩn cấp sẽ được thay thế vào ngày mai bởi Luật Nội an, một đạo luật đặc biệt, ít nghiêm khắc hơn.
Luật mới vẫn cho phép các lực lượng an ninh đối phó với những người biểu tình bằng lệnh thiết quân luật, thiết lập các trạm kiểm soát an ninh, và những giới hạn khác.
Cảnh sát không thể sử dụng được nhiều quyền hạn do tình trạng khẩn cấp được ban hành trước đây tiếp sau một phán quyết của tòa án trong tháng trước.
Dù những áp lực tức thời đối với bà Yingluck đã giảm bớt, nhưng bà vẫn còn phải đối mặt với những bất định về kết quả của cuộc bầu cử tháng Hai vừa qua.
Cuộc bầu cử bị phe đối lập làm gián đoạn khiến cho Quốc hội không thể điền vào 95% số ghế cần thiết để có thể hoạt động được và bầu một thủ tướng.
Bà Yingluck cũng bị Ủy ban Quốc gia Chống Tham nhũng truy tố vì đã không để ý đến tham nhũng trong chương trình trợ giá gạo của chính phủ làm chính phủ thất thoát hàng tỉ đô la.