BANGKOK —
Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 ở Thái Lan đã giảm vì vụ tẩy chay của đảng đối lập chính và vì những người biểu tình chống chính phủ tìm cách ngăn chận cuộc đầu phiếu. Thông tín viên đài VOA Daniel Schearf tường thuật rằng trong lúc công tác kiểm phiếu đang tiếp diễn, các nhà phân tích cho biết tỉ lệ đi bầu ở mức thấp cũng làm cho mức ủng hộ của đảng Pheu Thai đương quyền bị sút giảm.
Các kết quả chưa chính thức cho thấy trong số 43 triệu cử tri hợp lệ ở Thái Lan chỉ có 20 triệu người, tức khoảng 47%, đã đi bỏ phiếu.
Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 75% của cuộc bầu cử lần trước vào năm 2011.
Giới hữu trách nói rằng sự sút giảm này phần lớn là do vụ tẩy chay của phe đối lập và sự cản trở của những người biểu tình chống chính phủ.
Trong lúc chiếm cứ nhiều ngã tư đường ở thủ đô Bangkok trong nhiều tháng, những người biểu tình đã vận động chống lại cuộc bầu cử, ngăn không cho một số ứng cử viên ghi danh, và tìm cách ngăn chận các nhân viên bầu cử, các hoạt động vận chuyển phiếu bầu và các cử tri ở nhiều nơi trên khắp nước.
Ông Somchai Jitsuchon thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan cho biết khoảng phân nửa những người không đi bỏ phiếu là những người ủng hộ đảng Dân chủ đối lập.
Nhưng ông nói rằng có nhiều lý do khiến cho cử tri không đi bầu:
"Có một số người cảm thấy chán ngán với chính phủ này. Có người cảm thấy chán ngán đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Và có những người có lẽ muốn bỏ phiếu cho đảng Pheu Thai nhưng bị ngăn chận. Và có lẽ cũng có người tin rằng cuộc bầu cử này rốt cuộc sẽ bị vô hiệu hóa cho nên họ không nên đi bỏ phiếu vì có bỏ phiếu cũng như không."
Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết có khoảng 3 triệu cử tri đã bỏ phiếu trắng, có nghĩa là không chọn ứng cử viên nào cả.
Ông Somchai nói rằng tuy các số liệu về tỉ lệ đi bầu phải được phân tích một cách cẩn thận, nhưng các dấu hiệu ban đầu cho thấy đảng Pheu Thai cũng mất rất nhiều phiếu. Ông cho biết:
"Nhưng từ kết quả của một số ước tính, nhiều người tin rằng số phiếu đảng Pheu Thai giành được lần này đã ít hơn lần trước, có lẽ khoảng vài triệu phiếu. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới tính chất chính đáng của họ khi họ đứng ra thành lập chính phủ."
Ông Somchai nói thêm rằng sự chính đáng của bất kỳ chính phủ nào cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự vắng mặt của đảng Dân chủ đối lập.
Cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu hồi tháng 11 khi đảng đương quyền ủng hộ một dự luật ân xá gây tranh cãi trước khi dự luật bị Thượng viện bác bỏ.
Nếu được thông qua, luật đó sẽ hủy bỏ các cáo trạng nhắm vào các nhà lãnh đạo hàng đầu trong những năm rối loạn chính trị và tiêu hủy án tù của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Đảng Dân chủ đả kích dự luật này, nhưng dự luật cũng bị bác bỏ bởi những người ủng hộ chính phủ, là những người trong phe Áo Đỏ. Những người này, phần lớn là người dân ở nông thôn, nói rằng dự luật sẽ làm cho những nhà lãnh đạo đảng Dân chủ không phải chịu trách nhiệm đối với việc ra lệnh thực hiện một cuộc đàn áp của quân đội nhắm vào người biểu tình của phe Áo Đỏ vào năm 2010. Vụ trấn áp đó gây tử vong cho hơn 90 người.
Ông Noppadon Pattana, một trong các luật sư của ông Thaksin và là một nhà lập pháp của đảng đương quyền, thừa nhận rằng việc vận động cho dự luật ân xá là một sự sai lầm rất lớn. Ông nói:
"Nếu chúng tôi có thể đi ngược về quá khứ, có thể quay cho cuốn băng chạy ngược, chúng tôi sẽ không đề nghị điều khoản tu chính cho dự luật đó. Đó là một sự tính toán chính trị sai lầm nghiêm trọng vào thời điểm đó, bởi vì xã hội có lẽ chưa sẵn sàng cho loại luật lệ đó. Chúng tôi chưa làm đủ trong lãnh vực quan hệ công cộng cho việc đưa ra dự luật đó vào thời điểm đó."
Trong lúc công tác kiểm phiếu đang tiếp diễn, nhiều vụ kiện tụng liên quan tới cuộc bầu cử đang diễn ra tại các tòa án Thái Lan. Theo dự liệu, phải mất nhiều tháng mới có được kết quả chung cuộc của cuộc bầu cử.
Các kết quả chưa chính thức cho thấy trong số 43 triệu cử tri hợp lệ ở Thái Lan chỉ có 20 triệu người, tức khoảng 47%, đã đi bỏ phiếu.
Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 75% của cuộc bầu cử lần trước vào năm 2011.
Giới hữu trách nói rằng sự sút giảm này phần lớn là do vụ tẩy chay của phe đối lập và sự cản trở của những người biểu tình chống chính phủ.
Trong lúc chiếm cứ nhiều ngã tư đường ở thủ đô Bangkok trong nhiều tháng, những người biểu tình đã vận động chống lại cuộc bầu cử, ngăn không cho một số ứng cử viên ghi danh, và tìm cách ngăn chận các nhân viên bầu cử, các hoạt động vận chuyển phiếu bầu và các cử tri ở nhiều nơi trên khắp nước.
Ông Somchai Jitsuchon thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan cho biết khoảng phân nửa những người không đi bỏ phiếu là những người ủng hộ đảng Dân chủ đối lập.
Nhưng ông nói rằng có nhiều lý do khiến cho cử tri không đi bầu:
"Có một số người cảm thấy chán ngán với chính phủ này. Có người cảm thấy chán ngán đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Và có những người có lẽ muốn bỏ phiếu cho đảng Pheu Thai nhưng bị ngăn chận. Và có lẽ cũng có người tin rằng cuộc bầu cử này rốt cuộc sẽ bị vô hiệu hóa cho nên họ không nên đi bỏ phiếu vì có bỏ phiếu cũng như không."
Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết có khoảng 3 triệu cử tri đã bỏ phiếu trắng, có nghĩa là không chọn ứng cử viên nào cả.
Ông Somchai nói rằng tuy các số liệu về tỉ lệ đi bầu phải được phân tích một cách cẩn thận, nhưng các dấu hiệu ban đầu cho thấy đảng Pheu Thai cũng mất rất nhiều phiếu. Ông cho biết:
"Nhưng từ kết quả của một số ước tính, nhiều người tin rằng số phiếu đảng Pheu Thai giành được lần này đã ít hơn lần trước, có lẽ khoảng vài triệu phiếu. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới tính chất chính đáng của họ khi họ đứng ra thành lập chính phủ."
Ông Somchai nói thêm rằng sự chính đáng của bất kỳ chính phủ nào cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự vắng mặt của đảng Dân chủ đối lập.
Cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu hồi tháng 11 khi đảng đương quyền ủng hộ một dự luật ân xá gây tranh cãi trước khi dự luật bị Thượng viện bác bỏ.
Nếu được thông qua, luật đó sẽ hủy bỏ các cáo trạng nhắm vào các nhà lãnh đạo hàng đầu trong những năm rối loạn chính trị và tiêu hủy án tù của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Đảng Dân chủ đả kích dự luật này, nhưng dự luật cũng bị bác bỏ bởi những người ủng hộ chính phủ, là những người trong phe Áo Đỏ. Những người này, phần lớn là người dân ở nông thôn, nói rằng dự luật sẽ làm cho những nhà lãnh đạo đảng Dân chủ không phải chịu trách nhiệm đối với việc ra lệnh thực hiện một cuộc đàn áp của quân đội nhắm vào người biểu tình của phe Áo Đỏ vào năm 2010. Vụ trấn áp đó gây tử vong cho hơn 90 người.
Ông Noppadon Pattana, một trong các luật sư của ông Thaksin và là một nhà lập pháp của đảng đương quyền, thừa nhận rằng việc vận động cho dự luật ân xá là một sự sai lầm rất lớn. Ông nói:
"Nếu chúng tôi có thể đi ngược về quá khứ, có thể quay cho cuốn băng chạy ngược, chúng tôi sẽ không đề nghị điều khoản tu chính cho dự luật đó. Đó là một sự tính toán chính trị sai lầm nghiêm trọng vào thời điểm đó, bởi vì xã hội có lẽ chưa sẵn sàng cho loại luật lệ đó. Chúng tôi chưa làm đủ trong lãnh vực quan hệ công cộng cho việc đưa ra dự luật đó vào thời điểm đó."
Trong lúc công tác kiểm phiếu đang tiếp diễn, nhiều vụ kiện tụng liên quan tới cuộc bầu cử đang diễn ra tại các tòa án Thái Lan. Theo dự liệu, phải mất nhiều tháng mới có được kết quả chung cuộc của cuộc bầu cử.