Phe đối lập Thái Lan đang xúc tiến việc thách thức bằng luật pháp cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật vừa qua. Cuộc bầu cử này diễn ra trong trật tự, nhưng không giải quyết được vụ đối đầu chính trị kéo dài nhiều tháng.
Đảng Dân chủ đối lập, tẩy chay cuộc bầu cử, ngày hôm nay đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp để xin giải tán đảng Pheu Thai đang cầm quyền.
Một kiến nghị được đảng Dân chủ đưa ra nói chính phủ đã tìm cách “nắm quyền bằng những biện pháp bất hợp hiến” qua việc tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn.
Một đơn kiện thứ hai nói cuộc bầu cử không nên được tổ chức trong tình trạng khẩn cấp được chính phủ áp đặt trong tháng trước để đối phó với bạo động trước bầu cử.
Dù không có xung đột trong ngày bầu cử, nhưng tỉ lệ cử tri đi bầu chưa tới 50%.
Tại một số khu vực, những người biểu tình chống chính phủ ngăn chặn hay làm gián đoạn việc bỏ phiếu.
Những người biểu tình thề quyết tiếp tục gây ảnh hưởng để Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức, dù những cuộc biểu tình tại Bangkok dường như giảm bớt sau cuộc bầu cử.
Kết quả cuộc bầu cử sẽ được công bố nhiều tuần lễ sau, nhưng bà Yingluck hầu như chắc chắn sẽ là Thủ tướng.
Chính phủ cho biết trước tiên họ sẽ tổ chức một vòng bầu cử khác cho khoảng 10% cử tri không đi bầu được.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki ngày hôm qua cho biết lấy làm tiếc là nhiều người Thái Lan không thể đến phòng phiếu được.
Bà Psaki nói Hoa Kỳ vẫn e rằng những căng thẳng chính trị tại Thái Lan đặt ra nhiều thách thức cho những định chế dân chủ và tiến trình tại Thái Lan.
Chắc chắn Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chính trị tại Thái Lan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy các bên tiến hành cuộc đối thoại thành thực.
Bà Psaki nói Hoa Kỳ “chắc chắn” không muốn thấy có một cuộc đảo chánh tại Thái Lan. Quân đội, trong 81 năm qua đã thực hiện 18 cuộc đảo chánh, đã tuyên bố là sẽ không can thiệp trừ phi tuyệt đối cần thiết.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng nói ông “quan tâm đến việc có một số người Thái không thể hành sử quyền bỏ phiếu,” dù ông công nhận “sự phức tạp của tình hình.”
Ông Ban nhấn mạnh những khác biệt chính trị nên được giải quyết thông qua đối thoại.
Ông nói thêm rằng 'bất cứ hành động nào phá hoại tiến trình dân chủ và cản trở quyền dân chủ của người dân Thái Lan không thể được dung thứ'.
Các cuộc biểu tình và bạo động đã bùng ra cách đây 3 tháng khi Thủ tướng tìm cách ân xá anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Tầng lớp trung lưu và giới trí thức bảo hoàng tại Bangkok chống lại lệnh ân xá và kêu gọi lật đổ chính phủ.
Ông Thaksin, bị lật đổ trong cuộc đảo chánh quân sự năm 2006, vẫn còn có nhiều thế lực tại Thái Lan, ngay cả khi ông bị kết án tham nhũng. Ông tự ý sống lưu vong tại Dubai.
Những người biểu tình nói cuộc bầu cử không nên được tổ chức trước khi có cải cách sâu rộng, trong khi Thủ tướng Yingluck nhất quyết cho rằng cuộc bầu cử là con đường hợp pháp duy nhất chấm dứt bế tắc chính trị.
Ủy ban bầu cử đã yêu cầu hoãn bầu cử. Họ nêu lên những lo ngại về tình hình bạo động đã làm ít nhất 10 người thiệt mạng kể từ tháng 11 năm ngoái.
Đảng Dân chủ đối lập, tẩy chay cuộc bầu cử, ngày hôm nay đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp để xin giải tán đảng Pheu Thai đang cầm quyền.
Một kiến nghị được đảng Dân chủ đưa ra nói chính phủ đã tìm cách “nắm quyền bằng những biện pháp bất hợp hiến” qua việc tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn.
Một đơn kiện thứ hai nói cuộc bầu cử không nên được tổ chức trong tình trạng khẩn cấp được chính phủ áp đặt trong tháng trước để đối phó với bạo động trước bầu cử.
Dù không có xung đột trong ngày bầu cử, nhưng tỉ lệ cử tri đi bầu chưa tới 50%.
Tại một số khu vực, những người biểu tình chống chính phủ ngăn chặn hay làm gián đoạn việc bỏ phiếu.
Những người biểu tình thề quyết tiếp tục gây ảnh hưởng để Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức, dù những cuộc biểu tình tại Bangkok dường như giảm bớt sau cuộc bầu cử.
Kết quả cuộc bầu cử sẽ được công bố nhiều tuần lễ sau, nhưng bà Yingluck hầu như chắc chắn sẽ là Thủ tướng.
Chính phủ cho biết trước tiên họ sẽ tổ chức một vòng bầu cử khác cho khoảng 10% cử tri không đi bầu được.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki ngày hôm qua cho biết lấy làm tiếc là nhiều người Thái Lan không thể đến phòng phiếu được.
Bà Psaki nói Hoa Kỳ vẫn e rằng những căng thẳng chính trị tại Thái Lan đặt ra nhiều thách thức cho những định chế dân chủ và tiến trình tại Thái Lan.
Chắc chắn Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chính trị tại Thái Lan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy các bên tiến hành cuộc đối thoại thành thực.
Bà Psaki nói Hoa Kỳ “chắc chắn” không muốn thấy có một cuộc đảo chánh tại Thái Lan. Quân đội, trong 81 năm qua đã thực hiện 18 cuộc đảo chánh, đã tuyên bố là sẽ không can thiệp trừ phi tuyệt đối cần thiết.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng nói ông “quan tâm đến việc có một số người Thái không thể hành sử quyền bỏ phiếu,” dù ông công nhận “sự phức tạp của tình hình.”
Ông Ban nhấn mạnh những khác biệt chính trị nên được giải quyết thông qua đối thoại.
Ông nói thêm rằng 'bất cứ hành động nào phá hoại tiến trình dân chủ và cản trở quyền dân chủ của người dân Thái Lan không thể được dung thứ'.
Các cuộc biểu tình và bạo động đã bùng ra cách đây 3 tháng khi Thủ tướng tìm cách ân xá anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Tầng lớp trung lưu và giới trí thức bảo hoàng tại Bangkok chống lại lệnh ân xá và kêu gọi lật đổ chính phủ.
Ông Thaksin, bị lật đổ trong cuộc đảo chánh quân sự năm 2006, vẫn còn có nhiều thế lực tại Thái Lan, ngay cả khi ông bị kết án tham nhũng. Ông tự ý sống lưu vong tại Dubai.
Những người biểu tình nói cuộc bầu cử không nên được tổ chức trước khi có cải cách sâu rộng, trong khi Thủ tướng Yingluck nhất quyết cho rằng cuộc bầu cử là con đường hợp pháp duy nhất chấm dứt bế tắc chính trị.
Ủy ban bầu cử đã yêu cầu hoãn bầu cử. Họ nêu lên những lo ngại về tình hình bạo động đã làm ít nhất 10 người thiệt mạng kể từ tháng 11 năm ngoái.