Thêm 4 nhân viên kiểm ngư Việt Nam bị thương hôm qua sau khi bị các tàu Trung Quốc đâm húc, xịt vòi rồng, đuổi ra khỏi khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh đầu tháng này đưa vào vùng biển Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì trên một trăm tàu các loại bao gồm tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu khu trục tên lửa, và tàu quét mìn.
Thêm vào đó, Bắc Kinh còn điều động vô số tàu cá xung quanh giàn khoan để ngăn cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và sẵn sàng lao vào tàu cá Việt hoạt động trên vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ tối 26/5, ông Hà Lê, Phó Cục Trưởng Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tình hình tại điểm nóng này vẫn hết sức căng thẳng, hầu hết tàu Việt Nam đã bị hư hại do Trung Quốc tấn công.
Ông Hà Lê: Có thêm 4 kiểm ngư viên của chúng tôi bị thương cũng do Trung Quốc đâm và phun vòi rồng. Hiện tại 4 kiểm ngư viên này cũng đã cơ bản bình phục và cũng đang tiếp tục làm nhiệm vụ rồi.
VOA: Về tình hình tàu bè của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Hà Lê: Tàu bè thì với sự khiêu khích của Trung Quốc như vậy thì hầu hết tất cả các tàu kiểm ngư của lực lượng chúng tôi đều bị đâm va, bị phun nước, và bị hư hại.
VOA: Thống kê tới nay số tàu bị hư hại là bao nhiêu?
Ông Hà Lê: Tôi nói là hầu hết đấy ạ.
VOA: Hầu hết trong tổng số bao nhiêu xin ông cho biết?
Ông Hà Lê: Có lẽ cái này thì tôi cũng chưa thể cung cấp được.
VOA: Lực lượng tàu bè của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc có sự tăng cường ra sao trên thực địa?
Ông Hà Lê: Trong một vài ngày gần đây, phía Trung Quốc cũng không tăng cường thêm lực lượng, chỉ có tăng mức độ gây hấn thôi, chứ còn họ cũng không tăng cường thêm lực lượng.
VOA: Như vậy họ vẫn duy trì trên 130 tàu tại đó?
Ông Hà Lê: Mấy hôm nay Trung Quốc còn khoảng 113 tàu. Thông tin mới nhất là 113 tàu và có một số tàu quân sự hoạt động ở trong vùng biển đó nữa.
VOA: Tin nói là có thêm các tàu cá Trung Quốc nhưng dường như không để hoạt động mà để cản trở tàu của Việt Nam?
Ông Hà Lê: Vâng, cái này tôi xin khẳng định là đội tàu cá của Trung Quốc hoàn toàn không ra đây với mục đích khai thác mà ra đây với mục đích tham gia cùng các tàu chấp pháp của Trung Quốc để cùng cản phá lực lượng của Việt Nam và để uy hiếp tàu của ngư dân Việt Nam đang khai thác tại vùng biển đó.
VOA: Số lượng tàu cá Trung Quốc để ‘uy hiếp’ đó khoảng chừng bao nhiêu, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này tôi xin phép cũng chưa cung cấp chính xác được.
VOA: Còn lực lượng phía Việt Nam có tăng cường thêm tàu không trước sự tăng cường của phía Trung Quốc như thế?
Ông Hà Lê: Lực lượng Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình. Chủ trương của chúng tôi là chưa tăng cường thêm, và đặc biệt tới thời điểm này chúng tôi chưa hề đưa bất kỳ một tàu nào thuộc lực lượng quân sự ra khu vực đó cả. Tôi xin nhấn mạnh lại là hiện tại hoàn toàn trong khu vực đó lực lượng của Việt Nam là lực lượng dân sự gồm Cảnh sát biển Việt Nam và Kiểm ngư Việt Nam.
VOA: Thời gian đầu tàu Việt Nam khi tiếp cận bị tàu Trung Quốc uy hiếp thì có đáp trả lại. Nhưng sau đó Việt Nam đã đổi chiến thuật là không đáp trả mà bỏ chạy ra ngoài mỗi khi bị Trung Quốc đuổi. Chiến thuật hiện nay như thế nào, có thay đổi gì nữa không, thưa ông?
Ông Hà Lê: Mục đích và phương pháp đấu tranh của chúng tôi là hoàn toàn không thay đổi. Hiện tại chúng tôi hoàn toàn đấu tranh bằng hòa bình, bằng việc tuyên truyền với sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chủ động tránh né những sự va chạm cố ý của phía Trung Quốc để hạn chế tối đa những hư hỏng, thiệt hại của lực lượng chúng tôi.
VOA: Trung Quốc vẫn cương quyết không một động thái nào chứng tỏ sẽ nhượng bộ mà còn tăng cường thêm để bảo vệ giàn khoan của họ. Phía Việt Nam có cách nào để lay chuyển được tình thế, để nắm được thế chủ động hơn trong việc chống vi phạm chủ quyền Việt Nam?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi sử dụng rất nhiều biện pháp trên tôn chỉ là tất cả biện pháp đấy đều trên cơ sở tôn trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế, đấu tranh hoàn toàn trên phương thức hòa bình. Vì vậy, quan điểm mục tiêu của chúng tôi là quyết tâm đấu tranh đến cùng cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan này.
VOA: Phương pháp đấu tranh hiện nay_dường như hễ Trung Quốc yêu cầu đi ra khỏi khu vực thì bắt buộc Việt Nam phải chạy ra ngoài_liệu có đem lại hiệu quả mong đợi? Có biện pháp nào cương quyết hơn không?
Ông Hà Lê: Chúng tôi vẫn kiên trì các biện pháp đấu tranh của chúng tôi kết hợp với nhiều biện pháp khác. Chúng tôi đấu tranh trên con đường ngoại giao. Chúng tôi tạo sự ủng hộ của bạn bè trong nước và quốc tế để họ hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi.
VOA: Có ý kiến cho rằng có lẽ phải chờ Trung Quốc tự động rút giàn khoan về theo thời hạn tháng 8 họ thông báo trước đây thì mới có thể thay đổi được tình hình, chứ Việt Nam giờ khó có cách nào thay đổi được thực trạng ở đó. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Hà Lê: Cái này tôi cũng không thể nào trả lời chị được vì tình hình hiện tại vẫn còn rất phức tạp như vậy.
VOA: Việt Nam tiếp cận khu vực giàn khoan đó trên biển không được, có tính đến việc tiếp cận trên không hay không?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi chưa tính đến việc sẽ tiếp cận trên không.
VOA: Vì lý do gì, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này xin phép, có lẽ chúng ta không nên đi sâu vào như thế này. Tôi nghĩ những thông tin tôi cung cấp cho quý đài đã tương đối đầy đủ rồi. Cảm ơn quý đài và cũng rất mong quý đài đưa tin trung thực, chính xác về tình hình ở đây để quý độc giả hiểu được bản chất sự việc.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Ông Hà Lê: Dạ vâng.
Truyền thông trong nước đưa tin Ngoại trưởng Việt Nam sẽ sang Mỹ thảo luận với Ngoại trưởng Hoa Kỳ về vấn đề giàn khoan Hải Dương của Trung Quốc.
Việt Nam chưa công bố thời điểm cụ thể nhưng nói rằng chuyến đi đáp lời mời của Ngoại trưởng John Kerry nhân cuộc điện đàm về tranh chấp Biển Đông với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hôm 21/5.
Đôi bên dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ‘trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam’ sẽ được bàn thảo trong cuộc gặp sắp tới giữa Ngoại trưởng hai nước Việt-Mỹ.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì trên một trăm tàu các loại bao gồm tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu khu trục tên lửa, và tàu quét mìn.
Thêm vào đó, Bắc Kinh còn điều động vô số tàu cá xung quanh giàn khoan để ngăn cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và sẵn sàng lao vào tàu cá Việt hoạt động trên vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ tối 26/5, ông Hà Lê, Phó Cục Trưởng Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tình hình tại điểm nóng này vẫn hết sức căng thẳng, hầu hết tàu Việt Nam đã bị hư hại do Trung Quốc tấn công.
Ông Hà Lê: Có thêm 4 kiểm ngư viên của chúng tôi bị thương cũng do Trung Quốc đâm và phun vòi rồng. Hiện tại 4 kiểm ngư viên này cũng đã cơ bản bình phục và cũng đang tiếp tục làm nhiệm vụ rồi.
VOA: Về tình hình tàu bè của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Hà Lê: Tàu bè thì với sự khiêu khích của Trung Quốc như vậy thì hầu hết tất cả các tàu kiểm ngư của lực lượng chúng tôi đều bị đâm va, bị phun nước, và bị hư hại.
VOA: Thống kê tới nay số tàu bị hư hại là bao nhiêu?
Ông Hà Lê: Tôi nói là hầu hết đấy ạ.
VOA: Hầu hết trong tổng số bao nhiêu xin ông cho biết?
Ông Hà Lê: Có lẽ cái này thì tôi cũng chưa thể cung cấp được.
VOA: Lực lượng tàu bè của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc có sự tăng cường ra sao trên thực địa?
Ông Hà Lê: Trong một vài ngày gần đây, phía Trung Quốc cũng không tăng cường thêm lực lượng, chỉ có tăng mức độ gây hấn thôi, chứ còn họ cũng không tăng cường thêm lực lượng.
VOA: Như vậy họ vẫn duy trì trên 130 tàu tại đó?
Ông Hà Lê: Mấy hôm nay Trung Quốc còn khoảng 113 tàu. Thông tin mới nhất là 113 tàu và có một số tàu quân sự hoạt động ở trong vùng biển đó nữa.
VOA: Tin nói là có thêm các tàu cá Trung Quốc nhưng dường như không để hoạt động mà để cản trở tàu của Việt Nam?
Ông Hà Lê: Vâng, cái này tôi xin khẳng định là đội tàu cá của Trung Quốc hoàn toàn không ra đây với mục đích khai thác mà ra đây với mục đích tham gia cùng các tàu chấp pháp của Trung Quốc để cùng cản phá lực lượng của Việt Nam và để uy hiếp tàu của ngư dân Việt Nam đang khai thác tại vùng biển đó.
VOA: Số lượng tàu cá Trung Quốc để ‘uy hiếp’ đó khoảng chừng bao nhiêu, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này tôi xin phép cũng chưa cung cấp chính xác được.
VOA: Còn lực lượng phía Việt Nam có tăng cường thêm tàu không trước sự tăng cường của phía Trung Quốc như thế?
Ông Hà Lê: Lực lượng Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình. Chủ trương của chúng tôi là chưa tăng cường thêm, và đặc biệt tới thời điểm này chúng tôi chưa hề đưa bất kỳ một tàu nào thuộc lực lượng quân sự ra khu vực đó cả. Tôi xin nhấn mạnh lại là hiện tại hoàn toàn trong khu vực đó lực lượng của Việt Nam là lực lượng dân sự gồm Cảnh sát biển Việt Nam và Kiểm ngư Việt Nam.
VOA: Thời gian đầu tàu Việt Nam khi tiếp cận bị tàu Trung Quốc uy hiếp thì có đáp trả lại. Nhưng sau đó Việt Nam đã đổi chiến thuật là không đáp trả mà bỏ chạy ra ngoài mỗi khi bị Trung Quốc đuổi. Chiến thuật hiện nay như thế nào, có thay đổi gì nữa không, thưa ông?
Ông Hà Lê: Mục đích và phương pháp đấu tranh của chúng tôi là hoàn toàn không thay đổi. Hiện tại chúng tôi hoàn toàn đấu tranh bằng hòa bình, bằng việc tuyên truyền với sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chủ động tránh né những sự va chạm cố ý của phía Trung Quốc để hạn chế tối đa những hư hỏng, thiệt hại của lực lượng chúng tôi.
VOA: Trung Quốc vẫn cương quyết không một động thái nào chứng tỏ sẽ nhượng bộ mà còn tăng cường thêm để bảo vệ giàn khoan của họ. Phía Việt Nam có cách nào để lay chuyển được tình thế, để nắm được thế chủ động hơn trong việc chống vi phạm chủ quyền Việt Nam?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi sử dụng rất nhiều biện pháp trên tôn chỉ là tất cả biện pháp đấy đều trên cơ sở tôn trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế, đấu tranh hoàn toàn trên phương thức hòa bình. Vì vậy, quan điểm mục tiêu của chúng tôi là quyết tâm đấu tranh đến cùng cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan này.
VOA: Phương pháp đấu tranh hiện nay_dường như hễ Trung Quốc yêu cầu đi ra khỏi khu vực thì bắt buộc Việt Nam phải chạy ra ngoài_liệu có đem lại hiệu quả mong đợi? Có biện pháp nào cương quyết hơn không?
Ông Hà Lê: Chúng tôi vẫn kiên trì các biện pháp đấu tranh của chúng tôi kết hợp với nhiều biện pháp khác. Chúng tôi đấu tranh trên con đường ngoại giao. Chúng tôi tạo sự ủng hộ của bạn bè trong nước và quốc tế để họ hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi.
VOA: Có ý kiến cho rằng có lẽ phải chờ Trung Quốc tự động rút giàn khoan về theo thời hạn tháng 8 họ thông báo trước đây thì mới có thể thay đổi được tình hình, chứ Việt Nam giờ khó có cách nào thay đổi được thực trạng ở đó. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Hà Lê: Cái này tôi cũng không thể nào trả lời chị được vì tình hình hiện tại vẫn còn rất phức tạp như vậy.
VOA: Việt Nam tiếp cận khu vực giàn khoan đó trên biển không được, có tính đến việc tiếp cận trên không hay không?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi chưa tính đến việc sẽ tiếp cận trên không.
VOA: Vì lý do gì, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này xin phép, có lẽ chúng ta không nên đi sâu vào như thế này. Tôi nghĩ những thông tin tôi cung cấp cho quý đài đã tương đối đầy đủ rồi. Cảm ơn quý đài và cũng rất mong quý đài đưa tin trung thực, chính xác về tình hình ở đây để quý độc giả hiểu được bản chất sự việc.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Ông Hà Lê: Dạ vâng.
Your browser doesn’t support HTML5
Việt Nam chưa công bố thời điểm cụ thể nhưng nói rằng chuyến đi đáp lời mời của Ngoại trưởng John Kerry nhân cuộc điện đàm về tranh chấp Biển Đông với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hôm 21/5.
Đôi bên dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ‘trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam’ sẽ được bàn thảo trong cuộc gặp sắp tới giữa Ngoại trưởng hai nước Việt-Mỹ.