Các chiến hạm của Hải quân Nga đang trên đường đến Syria, và các nhà ngoại giao Nga đang gặp các thủ lãnh đối lập Syria. Thông tín viên James Brooke tường trình từ Moscow về vai trò mạnh mẽ của Nga trong cuộc khủng hoảng Syria.
Hai chiến hạm của Hải quân Nga đã tiến vào khu vực phía đông Địa Trung Hải hôm thứ Tư, tới một căn cứ hải quân Nga tại Tartus, Syria.
Những chiến hạm này thuộc lực lượng tiền phương của một đoàn gồm 11 chiến hạm-một khu trục hạm, 5 tàu đổ bộ, hai tàu tuần dương, hai tàu kéo cứu hộ và một tàu dầu. Trên một số tàu, có chở các binh sĩ Thủy quân lục chiến Nga.
Đây là cuộc phô trương lực lượng hải quân lớn nhất của Nga tại vùng Địa Trung Hải kể từ khi Liên bang Sô Viết sụp đổ cách đây hai thập niên.
Trong trường hợp thế giới không tiếp nhận thông điệp này, đài truyền hình Nga trình chiếu hình ảnh của hết chiến hạm này đến chiến hạm khác rời các căn cứ ở Bắc Băng Dương, biển Baltic và Hắc Hải.
Tại Moscow, ông Yevgeny Michenko, giám đốc viện quốc tế chuyên môn về Chính sách, nói điện Kremli đang đánh đi một thông điệp, là Nga không muốn thấy ở Syria một sự thay đổi chế độ do phương Tây lãnh đạo, như đã xảy ra hồi năm ngoái ở Libya.
Ông Michenko nói: “Nga có một lập trường rất rõ ràng. Đó là Nga không muốn ủng hộ việc thay đổi Tổng thống Syria, và Nga không ủng hộ bất cứ chiến dịch quân sự nào tương tự như tại Libya trước đây.”
Tại một cuộc triển lãm máy bay quân sự gần London, ông Vyacheslav Dzirkaln, phó giám đốc Cơ quan Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật Nga nói với các phóng viên rằng các tàu chiến của Nga có thể được sử dụng để ngăn chận phương Tây phong tỏa Syria.
Ông nói Nga sẽ thực hiện hợp đồng hiện hữu, để chuyển giao cho Syria các máy bay trực thăng được tân trang, các hệ thống phòng không mới và các linh kiện thay thế cho các loại vũ khí. Ông cho hay là không có chuyên viên quân sự nào của Nga có mặt tại Syria trong lúc này để giúp quân đội Syria.
Tuy nhiên cách đây hai tuần khi lực lượng Syria dùng tên lửa do Nga chế tạo để bắn rơi một chiến đấu cơ phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ, các nguồn tin quân sự Nga tại Moscow đã cho các phóng viên biết những thông tin chi tiết về đường bay của máy bay phản lực trên vùng trời phía đông Địa Trung Hải.
Các nhà phân tích khác nói các tàu đổ bộ của Nga có thể được sử dụng để di tản số đông thường dân Nga sinh sống tại Syria.
Tại Moscow, tham vọng của điện Kremli đóng vai trò trung gian tại Syria được nhấn mạnh hôm thứ Tư khi Ngoại trưởng Sergei Lavrov gặp một nhóm đối lập thứ nhì đến thăm Moscow trong tuần này.
Ông Lavrov kêu gọi những người Syria đến thăm Nga, hãy tập họp thành một tổ chức đối lập duy nhất.
Tuy nhiên sau khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga, giới lãnh đạo Hội đồng Quốc gia Syria đã chọn một lối phát biểu không mấy ngoại giao.
Nói chuyện với các nhà báo, ông Burhan Ghalioun, một thành viên trong Ủy ban Chấp hành của Hội đồng Quốc gia Syria nói:
"Chúng ta hãy thành thật, không nên che dấu sự thật. Nếu không có sự ủng hộ về chính trị, văn hóa, tinh thần và quân sự của Nga, chế độ Syria đã không có khả năng tiếp tục chính sách tấn công nhân dân Syria."
Lưu ý rằng Nga đã hai lần dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để bác các biện pháp có thể áp lực Tổng thống Bashar al-Assad, ông nói: “Nhân dân Syria không hiểu được nền chính trị Nga. Tại sao bạn của chúng ta lại tiếp tục giao vũ khí cho chế độ ấy, tại sao họ dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An?”
Ông Michenko thuộc Viện Nghiên cứu nói sự hiện diện của Hải quân Nga có thể tăng áp lực đối với phe đối lập để họ phải thương thuyết với chính phủ Assad.
Ông nói: “Có thể nếu chúng ta vẫn giữ nguyên hiện trạng trong một vài tháng, thì có thể những đòi hỏi của phe đối lập Syria sẽ thực tế hơn. Có thể khi họ hiểu rằng sẽ không xảy ra một kịch bản tương tự như Libya, thì sẽ có cơ hội cho các cuộc thương thuyết.”
Giới phân tích quân sự tiên đoán rằng đoàn tàu chiến của Hải quân Nga sẽ lưu lại gần Syria cho tới đầu tháng 9, khi một số tàu đổ bộ sẽ quay lại Hắc Hải để dự cuộc diễn tập thường niên gần Gruzia. Cách đây 4 năm, nước cộng hòa Gruzia từng thuộc Liên bang Xô-Viết cũ bị binh sĩ Nga xâm lăng trong một thời gian ngắn.
Hai chiến hạm của Hải quân Nga đã tiến vào khu vực phía đông Địa Trung Hải hôm thứ Tư, tới một căn cứ hải quân Nga tại Tartus, Syria.
Những chiến hạm này thuộc lực lượng tiền phương của một đoàn gồm 11 chiến hạm-một khu trục hạm, 5 tàu đổ bộ, hai tàu tuần dương, hai tàu kéo cứu hộ và một tàu dầu. Trên một số tàu, có chở các binh sĩ Thủy quân lục chiến Nga.
Đây là cuộc phô trương lực lượng hải quân lớn nhất của Nga tại vùng Địa Trung Hải kể từ khi Liên bang Sô Viết sụp đổ cách đây hai thập niên.
Trong trường hợp thế giới không tiếp nhận thông điệp này, đài truyền hình Nga trình chiếu hình ảnh của hết chiến hạm này đến chiến hạm khác rời các căn cứ ở Bắc Băng Dương, biển Baltic và Hắc Hải.
Tại Moscow, ông Yevgeny Michenko, giám đốc viện quốc tế chuyên môn về Chính sách, nói điện Kremli đang đánh đi một thông điệp, là Nga không muốn thấy ở Syria một sự thay đổi chế độ do phương Tây lãnh đạo, như đã xảy ra hồi năm ngoái ở Libya.
Ông Michenko nói: “Nga có một lập trường rất rõ ràng. Đó là Nga không muốn ủng hộ việc thay đổi Tổng thống Syria, và Nga không ủng hộ bất cứ chiến dịch quân sự nào tương tự như tại Libya trước đây.”
Tại một cuộc triển lãm máy bay quân sự gần London, ông Vyacheslav Dzirkaln, phó giám đốc Cơ quan Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật Nga nói với các phóng viên rằng các tàu chiến của Nga có thể được sử dụng để ngăn chận phương Tây phong tỏa Syria.
Ông nói Nga sẽ thực hiện hợp đồng hiện hữu, để chuyển giao cho Syria các máy bay trực thăng được tân trang, các hệ thống phòng không mới và các linh kiện thay thế cho các loại vũ khí. Ông cho hay là không có chuyên viên quân sự nào của Nga có mặt tại Syria trong lúc này để giúp quân đội Syria.
Tuy nhiên cách đây hai tuần khi lực lượng Syria dùng tên lửa do Nga chế tạo để bắn rơi một chiến đấu cơ phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ, các nguồn tin quân sự Nga tại Moscow đã cho các phóng viên biết những thông tin chi tiết về đường bay của máy bay phản lực trên vùng trời phía đông Địa Trung Hải.
Các nhà phân tích khác nói các tàu đổ bộ của Nga có thể được sử dụng để di tản số đông thường dân Nga sinh sống tại Syria.
Tại Moscow, tham vọng của điện Kremli đóng vai trò trung gian tại Syria được nhấn mạnh hôm thứ Tư khi Ngoại trưởng Sergei Lavrov gặp một nhóm đối lập thứ nhì đến thăm Moscow trong tuần này.
Ông Lavrov kêu gọi những người Syria đến thăm Nga, hãy tập họp thành một tổ chức đối lập duy nhất.
Tuy nhiên sau khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga, giới lãnh đạo Hội đồng Quốc gia Syria đã chọn một lối phát biểu không mấy ngoại giao.
Nói chuyện với các nhà báo, ông Burhan Ghalioun, một thành viên trong Ủy ban Chấp hành của Hội đồng Quốc gia Syria nói:
"Chúng ta hãy thành thật, không nên che dấu sự thật. Nếu không có sự ủng hộ về chính trị, văn hóa, tinh thần và quân sự của Nga, chế độ Syria đã không có khả năng tiếp tục chính sách tấn công nhân dân Syria."
Lưu ý rằng Nga đã hai lần dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để bác các biện pháp có thể áp lực Tổng thống Bashar al-Assad, ông nói: “Nhân dân Syria không hiểu được nền chính trị Nga. Tại sao bạn của chúng ta lại tiếp tục giao vũ khí cho chế độ ấy, tại sao họ dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An?”
Ông Michenko thuộc Viện Nghiên cứu nói sự hiện diện của Hải quân Nga có thể tăng áp lực đối với phe đối lập để họ phải thương thuyết với chính phủ Assad.
Ông nói: “Có thể nếu chúng ta vẫn giữ nguyên hiện trạng trong một vài tháng, thì có thể những đòi hỏi của phe đối lập Syria sẽ thực tế hơn. Có thể khi họ hiểu rằng sẽ không xảy ra một kịch bản tương tự như Libya, thì sẽ có cơ hội cho các cuộc thương thuyết.”
Giới phân tích quân sự tiên đoán rằng đoàn tàu chiến của Hải quân Nga sẽ lưu lại gần Syria cho tới đầu tháng 9, khi một số tàu đổ bộ sẽ quay lại Hắc Hải để dự cuộc diễn tập thường niên gần Gruzia. Cách đây 4 năm, nước cộng hòa Gruzia từng thuộc Liên bang Xô-Viết cũ bị binh sĩ Nga xâm lăng trong một thời gian ngắn.