Năm ngoái, chính phủ Nga đã tìm cách đưa ra hình ảnh của một nước Nga trung lập trước cuộc tranh chấp ngày càng đẫm máu hơn tại Syria. Giờ đây, Nga dường như đang gởi đi một tín hiệu cho thấy Moscow ủng hộ đồng minh lâu năm của mình, Tổng thống Bashar al-Assad, bằng cách điều động các chiến hạm đến khu vực. Cũng có thể Nga muốn bảo vệ các lực lượng của họ đóng tại căn cứ hải quân Tartus.
Một đoàn tàu của Hải quân Nga hôm thứ Ba đã lên đường trực chỉ Địa Trung Hải, nơi Nga còn một căn cứ nhỏ tại Tartus, Syria.
Một khu trục hạm và ba tàu đổ bộ Nga đã rời cảng Severomorsk ở Bắc Băng Dương. Một khu trục hạm thứ hai đã rời căn cứ Sevastopol của Nga ở Ukraina.
Ngoài ra, Thông tấn xã Interfax loan báo có thêm nhiều chiến hạm khác nữa thuộc hạm đội Baltic đặt căn cứ tại St. Petersburg, cũng đang chuẩn bị gia nhập đoàn tàu này.
Các chiến hạm Nga lên đường một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tố cáo phương Tây là “dân chủ dựa trên bom và tên lửa.”
Trong một bài diễn văn về chính sách quan trọng đọc trước các nhà ngoại giao Nga tập họp tại Moscow, ông Putin cáo buộc phương Tây là đã dùng dối trá để được lợi thế chính trị.
Nhà lãnh đạo Nga nói: “Điều này có thể được chứng nghiệm trong những hoạt động “gọi là nhân đạo”, từ việc xuất khẩu nền dân chủ dựa trên bom đạn và tên lửa, và hành động can thiệp vào những cuộc tranh chấp nội bộ, kể cả các vụ tranh chấp phát sinh từ Mùa Xuân Ả Rập.”
Ông Putin tung ra những lời lẽ cứng rắn vừa kể vào lúc các tổ chức đối lập Syria đến Moscow để vận động điện Kremli hãy ngưng ủng hộ Tổng thống Assad của Syria.
Nói chuyện với các phóng viên, bà Basma Kodmani, một thành viên của Ban Chấp hành Hội đồng Quốc gia Syria kêu gọi Nga hãy giúp Syria lật sang một trang sử mới, và giúp người Syria chuyển sang một hệ thống dân chủ mới.
Bà nói điện Kremli và phe đối lập Syria có chung quan điểm, như những mối lo về tình trạng xáo trộn, vô chính phủ và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Trong suốt 40 năm gia đình Assad cai trị Syria, hàng ngàn người Syria đã sang du học ở Moscow, và nhiều người kết hôn với người Nga.
Nói chuyện với các nhà báo, ông Munzer Mahos, một thành viên của Hội đồng Quốc gia Syria bắt đầu bằng tiếng Nga trước khi chuyển sang tiếng Ả Rập.
Ông nói: “Chúng tôi xem nước Nga như một nước bạn, một đồng minh lịch sử của Syria. Cựu Liên bang Sô Viết và nước Nga hiện nay đã giúp chúng tôi rất nhiều. Hai nước chúng tôi đã giữ được tình thân hữu bền chặt lâu nay, vì thế không có chuyện gạt nước Nga sang một bên.”
Hôm thứ Tư các thành viên của phe đối lập Syria sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov. Người Syria cho biết sẽ yêu cầu Nga cho Tổng thống Assad và gia đình ông sang Nga tị nạn chính trị.
Nhưng một thành viên của phe đối lập khác, ông Mahmoud al-Hamza, nói với các nhà báo rằng Hội đồng Quốc gia đối lập chống đối việc để Tổng thống Syria đi tị nạn chính trị. Ông tố cáo rằng bàn tay ông Assad “đã vấy máu người dân Syria.”
Các nhà ngoại giao Syria nói Tổng thống Assad đã không lên tiếng yêu cầu được tị nạn chính trị. Những người này nói mối liên hệ giữa Nga với Syria không đi kèm với điều kiện phải duy trì gia đình Assad trong vị thế nắm quyền.
Hôm thứ Hai, một tổ chức đối lập Syria khác mang tên Diễn đàn Dân chủ, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov của Nga. Sau đó, một thành viên của tổ chức này, ông Hazem Nahar, cảnh báo Kremli phải có lập trường dứt khoát là nghiêng về bên nào trong cuộc tranh chấp.
Oâng nói với các nhà báo: “Càng chờ lâu thì càng có nhiều nguy cơ thành phần Hồi Giáo cực đoan sẽ lên nắm quyền tại Syria.”
Hướng về một nước Syria hậu Assad trong tương lai, ông cảnh báo: “Nếu Nga không đổi lập trường, Syria sẽ không còn là đồng minh của Nga.”
Tuy nhiên trong khi các chiến hạm thuộc 3 hạm đội của Nga đang trực chỉ vùng duyên hải Syria, điện Kremli đường như muốn đánh đi một tín hiệu rõ ràng, rằng Nga sẽ sát cánh với Tổng thống Bashar al-Assad.
Một đoàn tàu của Hải quân Nga hôm thứ Ba đã lên đường trực chỉ Địa Trung Hải, nơi Nga còn một căn cứ nhỏ tại Tartus, Syria.
Một khu trục hạm và ba tàu đổ bộ Nga đã rời cảng Severomorsk ở Bắc Băng Dương. Một khu trục hạm thứ hai đã rời căn cứ Sevastopol của Nga ở Ukraina.
Ngoài ra, Thông tấn xã Interfax loan báo có thêm nhiều chiến hạm khác nữa thuộc hạm đội Baltic đặt căn cứ tại St. Petersburg, cũng đang chuẩn bị gia nhập đoàn tàu này.
Các chiến hạm Nga lên đường một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tố cáo phương Tây là “dân chủ dựa trên bom và tên lửa.”
Trong một bài diễn văn về chính sách quan trọng đọc trước các nhà ngoại giao Nga tập họp tại Moscow, ông Putin cáo buộc phương Tây là đã dùng dối trá để được lợi thế chính trị.
Nhà lãnh đạo Nga nói: “Điều này có thể được chứng nghiệm trong những hoạt động “gọi là nhân đạo”, từ việc xuất khẩu nền dân chủ dựa trên bom đạn và tên lửa, và hành động can thiệp vào những cuộc tranh chấp nội bộ, kể cả các vụ tranh chấp phát sinh từ Mùa Xuân Ả Rập.”
Ông Putin tung ra những lời lẽ cứng rắn vừa kể vào lúc các tổ chức đối lập Syria đến Moscow để vận động điện Kremli hãy ngưng ủng hộ Tổng thống Assad của Syria.
Nói chuyện với các phóng viên, bà Basma Kodmani, một thành viên của Ban Chấp hành Hội đồng Quốc gia Syria kêu gọi Nga hãy giúp Syria lật sang một trang sử mới, và giúp người Syria chuyển sang một hệ thống dân chủ mới.
Bà nói điện Kremli và phe đối lập Syria có chung quan điểm, như những mối lo về tình trạng xáo trộn, vô chính phủ và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Trong suốt 40 năm gia đình Assad cai trị Syria, hàng ngàn người Syria đã sang du học ở Moscow, và nhiều người kết hôn với người Nga.
Nói chuyện với các nhà báo, ông Munzer Mahos, một thành viên của Hội đồng Quốc gia Syria bắt đầu bằng tiếng Nga trước khi chuyển sang tiếng Ả Rập.
Ông nói: “Chúng tôi xem nước Nga như một nước bạn, một đồng minh lịch sử của Syria. Cựu Liên bang Sô Viết và nước Nga hiện nay đã giúp chúng tôi rất nhiều. Hai nước chúng tôi đã giữ được tình thân hữu bền chặt lâu nay, vì thế không có chuyện gạt nước Nga sang một bên.”
Hôm thứ Tư các thành viên của phe đối lập Syria sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov. Người Syria cho biết sẽ yêu cầu Nga cho Tổng thống Assad và gia đình ông sang Nga tị nạn chính trị.
Nhưng một thành viên của phe đối lập khác, ông Mahmoud al-Hamza, nói với các nhà báo rằng Hội đồng Quốc gia đối lập chống đối việc để Tổng thống Syria đi tị nạn chính trị. Ông tố cáo rằng bàn tay ông Assad “đã vấy máu người dân Syria.”
Các nhà ngoại giao Syria nói Tổng thống Assad đã không lên tiếng yêu cầu được tị nạn chính trị. Những người này nói mối liên hệ giữa Nga với Syria không đi kèm với điều kiện phải duy trì gia đình Assad trong vị thế nắm quyền.
Hôm thứ Hai, một tổ chức đối lập Syria khác mang tên Diễn đàn Dân chủ, đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov của Nga. Sau đó, một thành viên của tổ chức này, ông Hazem Nahar, cảnh báo Kremli phải có lập trường dứt khoát là nghiêng về bên nào trong cuộc tranh chấp.
Oâng nói với các nhà báo: “Càng chờ lâu thì càng có nhiều nguy cơ thành phần Hồi Giáo cực đoan sẽ lên nắm quyền tại Syria.”
Hướng về một nước Syria hậu Assad trong tương lai, ông cảnh báo: “Nếu Nga không đổi lập trường, Syria sẽ không còn là đồng minh của Nga.”
Tuy nhiên trong khi các chiến hạm thuộc 3 hạm đội của Nga đang trực chỉ vùng duyên hải Syria, điện Kremli đường như muốn đánh đi một tín hiệu rõ ràng, rằng Nga sẽ sát cánh với Tổng thống Bashar al-Assad.