WASHINGTON —
Trời đã sang thu, mùa mà hàng triệu người Mỹ đi trên các con đường quê để xem những cánh đồng bí đỏ, những sạp bán nước táo... và các cây cầu có mái che. Dĩ nhiên những kiến trúc này vẫn đứng đó quanh năm, nhưng chúng có một tính cách cổ kính đặc biệt trước vòm lá thu đầy màu sắc.
Những cây cầu có mái che có gốc từ Trung Hoa và có thể thấy tại khắp vùng Trung Âu. Nhưng không thấy ở các khu vực đông dân cư tại vùng Trung Tây phía Bắc và vùng Đông Bắc của Mỹ. Người Mỹ quan tâm đến những cây cầu gây niềm hoài cổ này từ năm 1992, sau khi phát hành cuốn sách bán chạy “The Bridges of Madison County,” Những Cây Cầu của Quận Madison. Quận này, có thật, nằm ở Iowa, không xa tiểu bang miền trung tây có nhiều cây cầu mái che nhất.
Đó là tiểu bang Indiana với hơn 150 cây cầu có mái che. Và sau đây chúng ta thấy người dân tiểu bang Indiana quan tâm tới chúng như thế nào.
Trước đó, vào năm 1986, khoảng 19.000 dân sống ở Rush County, một quận miền quê sẽ hốt hoảng nếu ta nói với họ rằng có những “người hoạt động” trà trộn trong cộng đồng của họ. Nhưng tại các quận như Rushville, Moscow và Homer, đã có hằng trăm người phẫn nộ tham gia cuộc vận động lớn bùng lên giống như những cơn dông sấm sét mùa hè.
Đến khi trời yên gió lặng, đối tượng gây ra nỗi bất bình của họ – ba Ủy viên Hội đồng quận – đã bị mất ghế.
Sở dĩ vậy là vì 3 ủy viên này đã chấp thuận việc phá hủy bốn trong số sáu cây cầu có mái che lịch sử của quận để thay bằng những cây cầu hiện đại, có nhịp cầu bằng bê tông cốt sắt.
Những kẻ phá hủy đã đập nát xong cây cầu cổ nhất và đổ nát nhất, xây năm 1873. Sự kiện này đã nâng cao quyết tâm của cư dân để cứu và phục hồi 5 cây cầu còn lại. Những mái che bằng gỗ được trang trí công phu của các cây cầu này có tác dụng nhiều hơn là để bảo vệ cây cầu bắc ngang qua suối khỏi bị mục nát. Được trang trí với những tua dây leo bằng gỗ và những mái treo ngoạn mục các cây cầu này trông giống như những căn lều ở miền quê.
Những người yêu các cây cầu ở quận Rush không chỉ cứu những cây cầu, họ còn gợi hứng cho các lễ hội liên quan đến cầu và các buồi ca nhạc đồng quê.
Cho đến giờ này, xe hơi, xe tải, máy kéo vẫn còn rầm rộ vô tư đi ngang qua những cây cầu có mái che tuyệt đẹp này, chứng tỏ các kiến trúc lịch sử đó có thể là một phần của nếp sống hằng ngày trong thời hiện đại.
Những cây cầu có mái che có gốc từ Trung Hoa và có thể thấy tại khắp vùng Trung Âu. Nhưng không thấy ở các khu vực đông dân cư tại vùng Trung Tây phía Bắc và vùng Đông Bắc của Mỹ. Người Mỹ quan tâm đến những cây cầu gây niềm hoài cổ này từ năm 1992, sau khi phát hành cuốn sách bán chạy “The Bridges of Madison County,” Những Cây Cầu của Quận Madison. Quận này, có thật, nằm ở Iowa, không xa tiểu bang miền trung tây có nhiều cây cầu mái che nhất.
Đó là tiểu bang Indiana với hơn 150 cây cầu có mái che. Và sau đây chúng ta thấy người dân tiểu bang Indiana quan tâm tới chúng như thế nào.
Trước đó, vào năm 1986, khoảng 19.000 dân sống ở Rush County, một quận miền quê sẽ hốt hoảng nếu ta nói với họ rằng có những “người hoạt động” trà trộn trong cộng đồng của họ. Nhưng tại các quận như Rushville, Moscow và Homer, đã có hằng trăm người phẫn nộ tham gia cuộc vận động lớn bùng lên giống như những cơn dông sấm sét mùa hè.
Đến khi trời yên gió lặng, đối tượng gây ra nỗi bất bình của họ – ba Ủy viên Hội đồng quận – đã bị mất ghế.
Sở dĩ vậy là vì 3 ủy viên này đã chấp thuận việc phá hủy bốn trong số sáu cây cầu có mái che lịch sử của quận để thay bằng những cây cầu hiện đại, có nhịp cầu bằng bê tông cốt sắt.
Những kẻ phá hủy đã đập nát xong cây cầu cổ nhất và đổ nát nhất, xây năm 1873. Sự kiện này đã nâng cao quyết tâm của cư dân để cứu và phục hồi 5 cây cầu còn lại. Những mái che bằng gỗ được trang trí công phu của các cây cầu này có tác dụng nhiều hơn là để bảo vệ cây cầu bắc ngang qua suối khỏi bị mục nát. Được trang trí với những tua dây leo bằng gỗ và những mái treo ngoạn mục các cây cầu này trông giống như những căn lều ở miền quê.
Những người yêu các cây cầu ở quận Rush không chỉ cứu những cây cầu, họ còn gợi hứng cho các lễ hội liên quan đến cầu và các buồi ca nhạc đồng quê.
Cho đến giờ này, xe hơi, xe tải, máy kéo vẫn còn rầm rộ vô tư đi ngang qua những cây cầu có mái che tuyệt đẹp này, chứng tỏ các kiến trúc lịch sử đó có thể là một phần của nếp sống hằng ngày trong thời hiện đại.