Tự do tôn giáo của Hoa Kỳ thể hiện qua nhiều giáo phái khác nhau, kể cả những người không tin vào một tôn giáo nào. Nhiều giáo phái lớn mạnh và đi vào chính ngạch, nhưng cũng có nhiều giáo phái âm thầm lui vào bóng tối. Giáo phái Shaker thuộc loại thứ hai.
Shaker Heights bây giờ là một trong những vùng ngoại ô có nhiều nhà giàu thuộc thành phố Cleveland, bang Ohio. Vùng này có thời là nơi định cư của các tín đồ đạo Shaker, một giáo phái rất nghiêm khắc và cái tên của vùng có xuất xứ từ đạo này.
“Shaker” có nghĩa là lắc lư, lúc lắc, lung lay; bởi vì những tín đồ của giáo phái này có những động tác vũ rất sống động.
Họ ca múa, vỗ tay, lắc bụng, lắc mông một cách nhiệt tình để rũ bỏ tội lỗi của thế gian.
Cách đây 238 năm, bà Ann Lee, một người Anh, đã lập ra đạo Shaker, có tên gọi chính thức là “Giáo hội các Tín đồ Tin Ngày Chúa đến lần thứ Nhì.” Người phụ nữ có sức thu hút quần chúng này cùng với hai tín đồ khác đến Hoa Kỳ và bắt đầu rao giảng. Dần dà họ đã lập được một số “giáo xứ” trải dài từ bang Maine ở vùng Đông Bắc cho đến bang Kentucky tại vùng Trung-Nam nước Mỹ.
Người bên ngoài gọi họ là Shaker khi thấy họ ca múa và lắc lư. Tổng thống James Monroe, khi dừng chân tại một khu của người Shaker vào năm 1820, ghi trong nhật ký của ông “Những người ca hát ngày càng có những hành vi dữ dội vì họ được Thánh Linh làm bùng cháy lên.”
Những người Shaker chủ trương thành thực, chịu khó lao động, và đơn giản. Những nhà truyền giáo của Shaker đi đến các vùng quê thuyết phục những tín hữu mới. Họ rất cần tín hữu mới, vì người Shaker chủ trương sống độc thân và cư xử với nhau như anh chị em. Họ không sanh con đẻ cái để tiếp tục xây dựng và duy trì hội thánh, điều này giúp giải thích tại sao bây giờ số tín đồ Shaker còn sống có thể đếm trên một bàn tay.
Không có ai bên ngoài cộng đồng riêng biệt này biết chính xác con số những tín đồ còn sống tới bây giờ, có lẽ ngoại trừ vài bà cụ già yếu của đạo này đang được chăm sóc tại bang Maine.
Tuy nhiên, trong thời gian còn sinh hoạt, những người Shaker cũng hưởng thụ một số lạc thú trần gian, như là âm nhạc phát ra từ máy quay đĩa Victrola, đi xe ôtô, uống một hai cốc bia, hoặc một loại rượu Whiskey làm bằng lúa mì và lúa mạch, tại “giáo xứ” Shakertown ở South Union, bang Kentucky.
Tín đồ Shaker mưu sinh bằng cách bán những hạt giống các loại hoa quả trong vườn có chất lượng cao, làm các loại mứt hay hoa quả khô, làm nón rơm và chổi, hộp hình trái xoan, và đóng bàn ghế bằng gỗ có kiểu dáng đặc biệt của người Shaker.
Sau trận nội chiến Hoa Kỳ trong những năm 1860, hàng vạn người Mỹ đổ xô về miền Tây để đeo đuổi sự giàu có và đời sống mới, nhiều người Shaker cũng xa rời các tín hữu để tham gia phong trào. Giáo phái bắt đầu suy tàn.
Ngày nay, một số khu định cư của người Shaker trở thành các viện bảo tàng, thu hút những du khách tò mò muốn biết những động tác lắc lư của người Shaker như thế nào.
Shaker Heights bây giờ là một trong những vùng ngoại ô có nhiều nhà giàu thuộc thành phố Cleveland, bang Ohio. Vùng này có thời là nơi định cư của các tín đồ đạo Shaker, một giáo phái rất nghiêm khắc và cái tên của vùng có xuất xứ từ đạo này.
“Shaker” có nghĩa là lắc lư, lúc lắc, lung lay; bởi vì những tín đồ của giáo phái này có những động tác vũ rất sống động.
Họ ca múa, vỗ tay, lắc bụng, lắc mông một cách nhiệt tình để rũ bỏ tội lỗi của thế gian.
Cách đây 238 năm, bà Ann Lee, một người Anh, đã lập ra đạo Shaker, có tên gọi chính thức là “Giáo hội các Tín đồ Tin Ngày Chúa đến lần thứ Nhì.” Người phụ nữ có sức thu hút quần chúng này cùng với hai tín đồ khác đến Hoa Kỳ và bắt đầu rao giảng. Dần dà họ đã lập được một số “giáo xứ” trải dài từ bang Maine ở vùng Đông Bắc cho đến bang Kentucky tại vùng Trung-Nam nước Mỹ.
Người bên ngoài gọi họ là Shaker khi thấy họ ca múa và lắc lư. Tổng thống James Monroe, khi dừng chân tại một khu của người Shaker vào năm 1820, ghi trong nhật ký của ông “Những người ca hát ngày càng có những hành vi dữ dội vì họ được Thánh Linh làm bùng cháy lên.”
Những người Shaker chủ trương thành thực, chịu khó lao động, và đơn giản. Những nhà truyền giáo của Shaker đi đến các vùng quê thuyết phục những tín hữu mới. Họ rất cần tín hữu mới, vì người Shaker chủ trương sống độc thân và cư xử với nhau như anh chị em. Họ không sanh con đẻ cái để tiếp tục xây dựng và duy trì hội thánh, điều này giúp giải thích tại sao bây giờ số tín đồ Shaker còn sống có thể đếm trên một bàn tay.
Không có ai bên ngoài cộng đồng riêng biệt này biết chính xác con số những tín đồ còn sống tới bây giờ, có lẽ ngoại trừ vài bà cụ già yếu của đạo này đang được chăm sóc tại bang Maine.
Tuy nhiên, trong thời gian còn sinh hoạt, những người Shaker cũng hưởng thụ một số lạc thú trần gian, như là âm nhạc phát ra từ máy quay đĩa Victrola, đi xe ôtô, uống một hai cốc bia, hoặc một loại rượu Whiskey làm bằng lúa mì và lúa mạch, tại “giáo xứ” Shakertown ở South Union, bang Kentucky.
Tín đồ Shaker mưu sinh bằng cách bán những hạt giống các loại hoa quả trong vườn có chất lượng cao, làm các loại mứt hay hoa quả khô, làm nón rơm và chổi, hộp hình trái xoan, và đóng bàn ghế bằng gỗ có kiểu dáng đặc biệt của người Shaker.
Sau trận nội chiến Hoa Kỳ trong những năm 1860, hàng vạn người Mỹ đổ xô về miền Tây để đeo đuổi sự giàu có và đời sống mới, nhiều người Shaker cũng xa rời các tín hữu để tham gia phong trào. Giáo phái bắt đầu suy tàn.
Ngày nay, một số khu định cư của người Shaker trở thành các viện bảo tàng, thu hút những du khách tò mò muốn biết những động tác lắc lư của người Shaker như thế nào.