Một đoàn các nhà khảo cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ nói rằng những nơi tập trung cực thấp khí oxygen có thể đã luân lưu trên các đại dương của Trái Đất 300 triệu năm trước, khi khí này xuất hiện ở mức có thể đo lường được trong khí quyển. Những nơi tập trung cao trong khí quyển tạo điều kiện cho sự tiến hóa của các sinh vật thở bằng không khí, và cuối cùng dẫn tới sinh thái phức tạp trên hành tinh hiện nay.
Các nhà khoa học tại Học Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT) nói rằng, các khám phá của họ cho thấy những đại dương ban sơ là nơi sinh sống của các vi sinh vật háo khí có thể đã tiến hóa để có thể sống còn với một lượng oxygen rất nhỏ. Những sinh vật này sẽ chuyển hóa khí O2 để sản xuất những phức hợp tùy thuộc vào oxygen được gọi là steroids.
Sự xác định thời gian của sự kiện này có nghĩa là các đại dương của Trái Đất có thể đã giúp cho những sinh vật tùy thuộc vào O2 sản xuất ra những phức hợp hóa chất – một tiến trình được gọi là biosynthesis hay sinh tổng hợp – khoảng 2 tỉ năm trong lịch sử 4,6 tỉ năm của trái đất. Tuy nhiên, các khoa học gia này nói rằng oxygen trong nước có thể đã ở dạng tập trung thấp như vậy đến nỗi không có bằng chứng nào về khí đó xuất hiện trong tài liệu địa chất.
Oxigen bắt đầu có một ảnh hưởng trong khí quyển gần 2,3 tỉ năm trước đây. Những khám phá mới cho thấy tiến trình này đã diễn ra tại các đại dương trên thế giới trong khoảng thời gian 300 triệu năm khi khí O2 gia tăng tới những mức đáng kể trong không khí – một dấu mốc tiến hóa mà nhiều khoa học gia gọi là Sự Kiện Oxy Hóa Vĩ Đại.