Các nhà thiên văn tại trường đại học California, ở Los Angeles, đã đưa ra một lý thuyết mới để giải thích đám mây hình mũi tên kỳ bí trên Titan, một trong những mặt trăng của Sao Thổ giống với Trái Đất nhất.
Một toán nhà khảo cứu của trường đại học UCLA nói rằng mũi tên màu trắng khổng lồ của Titan trải dài qua xích đạo có phần chắc là kết quả của một đợt sóng âm thanh xuyên qua khí quyển của mặt trăng và ảnh hưởng tới các mô hình khí hậu.
Các khoa học gia mô tả khí hậu trên Titan là “hoàn toàn nhiệt đới” bởi vì toàn thể thế giới có các điều kiện khí hậu nhiệt đới, mà trên Trái Đất chỉ có ở gần xích đạo.
Những khám phá mới này có thể giúp các khoa học gia hiểu rõ hơn về thời tiết trên Trái Đất trong các điều kiện khí hậu toàn cầu đang tiếp tục có nhiều biến đổi.
Phi thuyền Cassini của NASA, hiện đang trên quỹ đạo xoay quanh Sao Thổ, đã phát hiện đám mây hình mũi tên trên Titan lần đầu tiên hồi tháng Chín năm 2010.
Cuộc khảo cứu mới do UCLA dẫn đầu sẽ được đăng trên số sắp tới của tạp chí Nature Geoscience.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1
Biden, Trump gửi thông điệp khác biệt nhân ngày Giáng sinh
2Trung Quốc lên án phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Philippines về Trung Quốc, phi đạn Mỹ
3Tổng thống bị đình chỉ của Hàn Quốc không chấp hành lệnh triệu tập điều tra thứ hai
4Ukraine nói Nga phát động đợt tấn công ‘vô nhân đạo’ vào dịp Giáng sinh
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!