Cơ quan không gian NASA Hoa Kỳ cho biết dữ liệu từ một phi vụ thăm dò hành tinh cho thấy sự kiện có thể là một khối nước to lớn dưới mặt nguyệt cầu Eurora của Sao Mộc bị băng đá bao phủ, có khả năng dung chấp cuộc sống.
NASA nói dữ liệu này đặc biệt có ý nghĩa bởi vì nó gợi ý về khả năng có một đại dương nước muối dưới lớp băng đá bao phủ Europa đủ sâu để phủ kín toàn bộ nguyệt cầu này. Phát hiện này được đăng trong tạp chí Nature.
Tác giả chính của bài báo, bà Britney Schmidt thuộc Trường Đại Học Texas, nói rằng có một ý kiến trong cộng đồng khoa học là nếu vỏ băng đá dầy thì điều đó không tốt cho sinh học bởi vì bề mặt có thể không tương tác với đại dương nằm phía dưới.
Tuy nhiên, bà cho biết, giờ đây đã có bằng chứng là nước tương đối ấm ở phía dưới có thể phun lên thành những cột khói làm nứt lớp vỏ băng đá, như vậy có nghĩa là năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể di chuyển giữa các đại dương và mặt nguyệt cầu này. Bà cho biết cũng còn có thêm các bằng chứng về những hồ khổng lồ không sâu mà theo bà thì có thể làm cho Eurora và đại dương của nó có thể thuận lợi hơn cho cuộc sống.
Các giới chức NASA nói những phát hiện vừa kể có thể làm mạnh hơn những lý lẽ cho rằng mặt đại dương bao phủ toàn diện nguyệt cầu tượng trưng cho tiềm năng có một chỗ dung chấp đời sống ở một nơi nào đó trong Thái Dương Hệ của chúng ta.
Dữ liệu này được cung cấp từ phi thuyền Galileo, được phóng lên Sao Mộc năm 1989. NASA cho biết, phi vụ làm thay đổi cái nhìn của chúng ta về Thái Dương Hệ chấm dứt vào năm 2003.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!