Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vừa phát động một thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi mọi người khắp nơi chống lại tình trạng kiểm duyệt Internet tại Việt Nam và đòi tự do cho các blogger bị giam cầm.
Thỉnh nguyện thư bằng ba ngôn ngữ Việt-Anh-Pháp nói Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và những nhà bất đồng chính kiến thể hiện quan điểm trên mạng internet, chỉ sau Trung Quốc.
RSF nêu rõ các blogger ở Việt Nam cung cấp tin tức độc lập, một sự lựa chọn cho người dân Việt ngoài các thông tin của nhà nước, với các bài phản ánh về tình trạng tham nhũng, các vấn nạn về môi trường, và sự phát triển chính trị của quốc gia.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Pháp này tố cáo trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục tiến hành nhiều đợt bắt bớ blogger, cư dân mạng, và các nhà báo.
RSF cho rằng chính phủ Hà Nội đang gia tăng chiến dịch đàn áp để trấn dẹp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn vì lo sợ những điều tương tự như “phong trào Mùa Xuân Ả Rập” sẽ xảy ra tại Việt Nam.
Làn sóng các cuộc biểu tình phản đối tại các quốc gia Ả Rập mùa xuân 2011 được xem là các cuộc cách mạng dân sự đã châm ngòi cho sự sụp đổ của các chính phủ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, và Lybia.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:
“Chúng tôi phát động chiến dịch này với hy vọng sẽ đánh động được càng nhiều sự lưu tâm từ cộng đồng quốc tế càng tốt về thực trạng nhân quyền của Việt Nam. RSF hiện cũng đang tham gia vào các chiến dịch chung của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho hai nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ và Lê Quốc Quân tại Việt Nam. Thỉnh nguyện thư này gửi tới tất cả mọi người trên thế giới và sau cùng, chúng tôi sẽ gửi đến các nơi hữu trách, các cơ quan quốc tế như Liên hiệp Châu Âu hay Liên hiệp quốc, và dĩ nhiên tới chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp nữa.”
Ông Ismail nói có thể RSF sẽ dịch thỉnh nguyện thư này ra nhiều thứ tiếng khác nữa để thu hút sự quan tâm của công luận các nơi can thiệp cho những blogger chỉ vì thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm mà bị đàn áp và bị vu cáo với các tội danh về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ của Việt Nam như điều 258, điều 79 hay điều 88.
Vẫn theo RSF, các điều luật này là công cụ tạo điều kiện cho nhà cầm quyền Việt Nam có thể tống giam những người chỉ trích họ.
Thống kê của RSF cho thấy hiện có 35 blogger đang bị Hà Nội giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.
Trong số những người đang thọ án dài hạn vì các tội danh như “âm mưu lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước” được RSF nhắc đến trong thỉnh nguyện thư có blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và luật sư Lê Quốc Quân.
Phóng viên Không biên giới nói ngoài các bản án nặng nề mà các nhà hoạt động mạng này phải gánh chịu, người thân của họ cũng không tránh khỏi những chiến dịch sách nhiễu và bôi nhọ của nhà cầm quyền.
RSF thúc giục Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả các blogger, dỡ bỏ các biện pháp kiểm duyệt mạng cũng như các điều luật trấn áp thường được dùng để chống lại những người đưa tin, đặc biệt là điều 88 và điều 79 Bộ luật Hình sự.
RSF kêu gọi mọi người chung tay góp sức trong cuộc chiến chống lại nạn kiểm duyệt mạng tại Việt Nam bằng cách ký tên và lan truyền rộng rãi thỉnh nguyện thư này.
Thỉnh nguyện thư bằng ba ngôn ngữ Việt-Anh-Pháp nói Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và những nhà bất đồng chính kiến thể hiện quan điểm trên mạng internet, chỉ sau Trung Quốc.
RSF nêu rõ các blogger ở Việt Nam cung cấp tin tức độc lập, một sự lựa chọn cho người dân Việt ngoài các thông tin của nhà nước, với các bài phản ánh về tình trạng tham nhũng, các vấn nạn về môi trường, và sự phát triển chính trị của quốc gia.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Pháp này tố cáo trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục tiến hành nhiều đợt bắt bớ blogger, cư dân mạng, và các nhà báo.
RSF cho rằng chính phủ Hà Nội đang gia tăng chiến dịch đàn áp để trấn dẹp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn vì lo sợ những điều tương tự như “phong trào Mùa Xuân Ả Rập” sẽ xảy ra tại Việt Nam.
Làn sóng các cuộc biểu tình phản đối tại các quốc gia Ả Rập mùa xuân 2011 được xem là các cuộc cách mạng dân sự đã châm ngòi cho sự sụp đổ của các chính phủ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, và Lybia.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:
“Chúng tôi phát động chiến dịch này với hy vọng sẽ đánh động được càng nhiều sự lưu tâm từ cộng đồng quốc tế càng tốt về thực trạng nhân quyền của Việt Nam. RSF hiện cũng đang tham gia vào các chiến dịch chung của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho hai nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ và Lê Quốc Quân tại Việt Nam. Thỉnh nguyện thư này gửi tới tất cả mọi người trên thế giới và sau cùng, chúng tôi sẽ gửi đến các nơi hữu trách, các cơ quan quốc tế như Liên hiệp Châu Âu hay Liên hiệp quốc, và dĩ nhiên tới chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp nữa.”
Ông Ismail nói có thể RSF sẽ dịch thỉnh nguyện thư này ra nhiều thứ tiếng khác nữa để thu hút sự quan tâm của công luận các nơi can thiệp cho những blogger chỉ vì thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm mà bị đàn áp và bị vu cáo với các tội danh về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ của Việt Nam như điều 258, điều 79 hay điều 88.
Vẫn theo RSF, các điều luật này là công cụ tạo điều kiện cho nhà cầm quyền Việt Nam có thể tống giam những người chỉ trích họ.
Thống kê của RSF cho thấy hiện có 35 blogger đang bị Hà Nội giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.
Trong số những người đang thọ án dài hạn vì các tội danh như “âm mưu lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước” được RSF nhắc đến trong thỉnh nguyện thư có blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và luật sư Lê Quốc Quân.
Phóng viên Không biên giới nói ngoài các bản án nặng nề mà các nhà hoạt động mạng này phải gánh chịu, người thân của họ cũng không tránh khỏi những chiến dịch sách nhiễu và bôi nhọ của nhà cầm quyền.
RSF thúc giục Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả các blogger, dỡ bỏ các biện pháp kiểm duyệt mạng cũng như các điều luật trấn áp thường được dùng để chống lại những người đưa tin, đặc biệt là điều 88 và điều 79 Bộ luật Hình sự.
RSF kêu gọi mọi người chung tay góp sức trong cuộc chiến chống lại nạn kiểm duyệt mạng tại Việt Nam bằng cách ký tên và lan truyền rộng rãi thỉnh nguyện thư này.