BỘ NGOẠI GIAO —
Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ một vai trò quan trọng trong những nỗ lực của Hoa Kỳ và Âu Châu nhằm thúc đẩy những người chống đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngồi vào bàn thương thuyết hòa bình. Nhưng vụ rối loạn đang tiếp diễn ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây trở ngại cho những nỗ lực ngoại giao của Ankara trong vùng Trung Đông. Thông tín viên VOA Scott Stearns tại Bộ Ngoại giao có bài tường thuật sau đây.
Thổ Nhĩ Kỳ là nước đứng ở tuyến đầu trong cuộc xung đột ở Syria.
Người Thổ Nhĩ Kỳ đã là nạn nhân của những vụ nổ bom dọc theo biên giới và đã tiếp nhận hơn 200.000 người Syria tị nạn.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu đã tìm cách tạo sự đoàn kết cho các lực lượng đối lập ở Syria với hy vọng họ sẽ tham gia cuộc hòa đàm vốn đã bị hoãn lại cho tới ít nhất là tháng 7.
Ông Steve Heydemann, một nhà phân tích của Viện Hòa bình Hoa Kỳ, cho biết như sau về vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Heydemann nói: "Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với vấn đề cuộc xung đột Syria sẽ diễn tiến như thế nào: các cuộc thương thuyết có bắt đầu hay không, hay là các nước Tây phương, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ đồng ý với nhau là sẽ thực hiện một chính sách chủ động hơn để kiềm chế những hoạt động của chế độ Assad."
Tuy nhiên, sự chú tâm của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc xung đột Syria đã bị phân tán vì vụ rối loạn trong nước, phát sinh từ các cuộc biểu tình chống chính phủ trong nhiều ngày qua.
Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng những vấn đề khó khăn trong nước sẽ không làm cho Ankara giảm bớt những nỗ lực ngoại giao để giải quyết vụ khủng hoảng Syria.
Ông Kerry nói: "Đây không phải là lần đầu tiên mà một chính phủ phải đối mặt với những thách thức như vậy. Và tôi dự kiến Ngoại trưởng Davutoglu và Thủ tướng Erdogan sẽ tiếp tục tham gia những nỗ lực để giải quyết những gì đang xảy ra ở Syria.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan nằm trong số những người chỉ trích chế độ Syria mạnh mẽ nhất.
Nhà phân tích Heydemann cho rằng cuộc chiến Syria kéo dài lâu chừng nào thì Thổ Nhĩ Kỳ càng khó duy trì sự hậu thuẫn dành cho phe chống đối nhiều chừng đó.
Ông Heydemann nói tiếp: "Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua một thời kỳ mà tôi nghĩ rằng họ cảm thấy hối hận về mức độ ủng hộ mà họ đã dành cho phe đối lập trong mấy năm nay. Họ đang bắt đầu suy nghĩ lại về vấn đề là sự đối địch của họ với chế độ Assad có thật sự mang lại lợi ích gì cho họ hay không."
Tuy nhiên, Thủ tướng Erdogan cho biết nước ông sẽ tiếp tục những nỗ lực để tìm cách giải quyết những vụ khủng hoảng có liên hệ với nhau ở vùng Trung Đông.
Ông Erdogan cho biết: "Trong khu vực này, vấn đề Syria, vấn đề Palestine và Israel là những vấn đề cần phải giải quyết để có thể có được một nền hòa bình lâu dài trong vùng Trung Đông."
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bị căng thẳng cách nay ba năm, khi Israel đột kích một chiếc tàu của Thổ Nhĩ Kỳ chở các nhà hoạt động hòa bình đưa phẩm vật cứu trợ tới Dải Gaza, giết chết 8 người Thổ Nhĩ Kỳ và một người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Mới đây, ông Erdogan đã chỉ trích những vụ không kích của Israel nhắm vào các tuyến tiếp tế ở Syria của phe Hezbollah.
Nhà phân tích Heydemann nói rằng việc này gây phức tạp thêm cho những nỗ lực của Mỹ nhằm cải thiện các mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
Ông Heydemann nói: "Chúng ta sẽ không nói với Israel là họ nên hành động nếu họ cảm thấy một lằn ranh đỏ của an ninh quốc gia đã bị vượt qua ở Syria. Nhưng nếu chúng ta tán thành, cho dù là tán thành ngầm, những hành động của Israel ở Syria, thì điều đó sẽ làm cho ông Erdogan và Thổ Nhĩ Kỳ khó lòng duy trì những nỗ lực để xây dựng lại các mối quan hệ với Israel."
Trong lúc các giới chức Mỹ bày tỏ quan tâm về việc cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vũ lực để trấn áp những người biểu tình chống chính phủ, hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau để tổ chức cuộc hội nghị hòa bình quốc tế nhằm thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ là nước đứng ở tuyến đầu trong cuộc xung đột ở Syria.
Người Thổ Nhĩ Kỳ đã là nạn nhân của những vụ nổ bom dọc theo biên giới và đã tiếp nhận hơn 200.000 người Syria tị nạn.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu đã tìm cách tạo sự đoàn kết cho các lực lượng đối lập ở Syria với hy vọng họ sẽ tham gia cuộc hòa đàm vốn đã bị hoãn lại cho tới ít nhất là tháng 7.
Ông Steve Heydemann, một nhà phân tích của Viện Hòa bình Hoa Kỳ, cho biết như sau về vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Heydemann nói: "Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với vấn đề cuộc xung đột Syria sẽ diễn tiến như thế nào: các cuộc thương thuyết có bắt đầu hay không, hay là các nước Tây phương, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ đồng ý với nhau là sẽ thực hiện một chính sách chủ động hơn để kiềm chế những hoạt động của chế độ Assad."
Tuy nhiên, sự chú tâm của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc xung đột Syria đã bị phân tán vì vụ rối loạn trong nước, phát sinh từ các cuộc biểu tình chống chính phủ trong nhiều ngày qua.
Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng những vấn đề khó khăn trong nước sẽ không làm cho Ankara giảm bớt những nỗ lực ngoại giao để giải quyết vụ khủng hoảng Syria.
Ông Kerry nói: "Đây không phải là lần đầu tiên mà một chính phủ phải đối mặt với những thách thức như vậy. Và tôi dự kiến Ngoại trưởng Davutoglu và Thủ tướng Erdogan sẽ tiếp tục tham gia những nỗ lực để giải quyết những gì đang xảy ra ở Syria.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan nằm trong số những người chỉ trích chế độ Syria mạnh mẽ nhất.
Nhà phân tích Heydemann cho rằng cuộc chiến Syria kéo dài lâu chừng nào thì Thổ Nhĩ Kỳ càng khó duy trì sự hậu thuẫn dành cho phe chống đối nhiều chừng đó.
Ông Heydemann nói tiếp: "Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua một thời kỳ mà tôi nghĩ rằng họ cảm thấy hối hận về mức độ ủng hộ mà họ đã dành cho phe đối lập trong mấy năm nay. Họ đang bắt đầu suy nghĩ lại về vấn đề là sự đối địch của họ với chế độ Assad có thật sự mang lại lợi ích gì cho họ hay không."
Tuy nhiên, Thủ tướng Erdogan cho biết nước ông sẽ tiếp tục những nỗ lực để tìm cách giải quyết những vụ khủng hoảng có liên hệ với nhau ở vùng Trung Đông.
Ông Erdogan cho biết: "Trong khu vực này, vấn đề Syria, vấn đề Palestine và Israel là những vấn đề cần phải giải quyết để có thể có được một nền hòa bình lâu dài trong vùng Trung Đông."
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bị căng thẳng cách nay ba năm, khi Israel đột kích một chiếc tàu của Thổ Nhĩ Kỳ chở các nhà hoạt động hòa bình đưa phẩm vật cứu trợ tới Dải Gaza, giết chết 8 người Thổ Nhĩ Kỳ và một người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Mới đây, ông Erdogan đã chỉ trích những vụ không kích của Israel nhắm vào các tuyến tiếp tế ở Syria của phe Hezbollah.
Nhà phân tích Heydemann nói rằng việc này gây phức tạp thêm cho những nỗ lực của Mỹ nhằm cải thiện các mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
Ông Heydemann nói: "Chúng ta sẽ không nói với Israel là họ nên hành động nếu họ cảm thấy một lằn ranh đỏ của an ninh quốc gia đã bị vượt qua ở Syria. Nhưng nếu chúng ta tán thành, cho dù là tán thành ngầm, những hành động của Israel ở Syria, thì điều đó sẽ làm cho ông Erdogan và Thổ Nhĩ Kỳ khó lòng duy trì những nỗ lực để xây dựng lại các mối quan hệ với Israel."
Trong lúc các giới chức Mỹ bày tỏ quan tâm về việc cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vũ lực để trấn áp những người biểu tình chống chính phủ, hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau để tổ chức cuộc hội nghị hòa bình quốc tế nhằm thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria.