Trong vòng chưa đầy một tuần lễ, một cuộc biểu tình bắt đầu một cách ôn hòa ở Istanbul đã bùng ra thành những cuộc biểu tình chống chính phủ qui mô lớn trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ sau khi chính phủ đàn áp người biểu tình. Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã qui lỗi vụ rối loạn cho khối thiểu số có chủ trương thế tục, nhưng các nhà phân tích nói rằng những người khác ở Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ cũng cảm thấy bắt đầu đối với chính phủ độc đoán của ông Erdogan.
Những cuộc biểu tình phản kháng ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tuy một giới chức cấp cao trong chính phủ hôm thứ ba đã tạ lỗi về sự đàn áp thô bạo của cảnh sát đã khiến cho hàng trăm người bị thương và có thể đã làm cho hai người thiệt mạng.
Các công nhân làm việc trong khu vực công đã loan báo kế hoạch đình công 2 ngày để phản đối sự cai trị mạnh tay của Thủ tướng Erdogan.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki nói rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong khu vực đã bày tỏ sự quan tâm đối với vụ đàn áp.
Bà Psaki nói: "Chúng tôi rất quan tâm về sự sử dụng sức mạnh quá độ của cảnh sát trong vài trường hợp, và ủng hộ cho những yêu cầu đòi tiến hành một cuộc điều tra cặn kẽ và chúng tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực xoa dịu tình hình của Tổng thống Abdullah Gul và những người khác."
Washington cho biết họ trông đợi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng quyền tự do ngôn luận và hội họp của người dân.
Hôm thứ ba, những người biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự ủng hộ của đồng bào họ ở Paris. Một người Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc biểu tình ở thủ đô của Pháp, ông Ozan Kecili, bày tỏ sự thất vọng trước tình hình dân chủ bị xuống cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Kecili cho biết: "Chúng tôi cũng đến đây nhằm thông qua giới truyền thông để chứng tỏ là rốt cuộc thì mọi người chúng ta ở Âu châu đã tự lừa dối mình vì chế độ Thổ Nhĩ Kỳ đã có được những thành quả tốt về kinh tế. Thật ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn cách mục tiêu dân chủ rất xa, và có người nghĩ rằng nước này đang tiến tới gần hơn với dân chủ, nhưng thật ra, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng rời xa dân chủ."
Các nhà phân tích, trong đó có ông Sinan Ciddi của Viện Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ của Đại học Georgetown ở Washington, cho biết nhiều người ở Thổ Nhĩ Kỳ e rằng chương trình nghị sự của tân quốc hội có thể làm cho lối sống của họ bị thay đổi theo chiều hướng xấu.
Ông Ciddi nói: "Những hoạt động lập pháp mà chúng ta có thể nói tới là sự hạn chế quyền phá thai. Một việc khác nữa là việc phá hoại những địa điểm văn hóa được dân chúng ưa thích như rạp chiếu bóng Emek, kế hoạch xây doanh trại ở Quảng trường Taksim và những luật lệ mới về việc bán rượu đã được thực hiện một cách liên tiếp như vậy, khiến cho người dân tin rằng hiện đang có một âm mưu đen tối nhằm gây phương hại cho lối sống có tính chất thế tục ở quốc gia này."
Giáo sư Siddi cho rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đánh mất phần lớn sự ủng hộ nếu họ không thể làm cho người dân tin là tiếng nói của dân chúng sẽ được chính quyền lắng nghe.
Hình ảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Những cuộc biểu tình phản kháng ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tuy một giới chức cấp cao trong chính phủ hôm thứ ba đã tạ lỗi về sự đàn áp thô bạo của cảnh sát đã khiến cho hàng trăm người bị thương và có thể đã làm cho hai người thiệt mạng.
Các công nhân làm việc trong khu vực công đã loan báo kế hoạch đình công 2 ngày để phản đối sự cai trị mạnh tay của Thủ tướng Erdogan.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki nói rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong khu vực đã bày tỏ sự quan tâm đối với vụ đàn áp.
Bà Psaki nói: "Chúng tôi rất quan tâm về sự sử dụng sức mạnh quá độ của cảnh sát trong vài trường hợp, và ủng hộ cho những yêu cầu đòi tiến hành một cuộc điều tra cặn kẽ và chúng tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực xoa dịu tình hình của Tổng thống Abdullah Gul và những người khác."
Washington cho biết họ trông đợi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng quyền tự do ngôn luận và hội họp của người dân.
Hôm thứ ba, những người biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự ủng hộ của đồng bào họ ở Paris. Một người Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc biểu tình ở thủ đô của Pháp, ông Ozan Kecili, bày tỏ sự thất vọng trước tình hình dân chủ bị xuống cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Kecili cho biết: "Chúng tôi cũng đến đây nhằm thông qua giới truyền thông để chứng tỏ là rốt cuộc thì mọi người chúng ta ở Âu châu đã tự lừa dối mình vì chế độ Thổ Nhĩ Kỳ đã có được những thành quả tốt về kinh tế. Thật ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn cách mục tiêu dân chủ rất xa, và có người nghĩ rằng nước này đang tiến tới gần hơn với dân chủ, nhưng thật ra, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng rời xa dân chủ."
Các nhà phân tích, trong đó có ông Sinan Ciddi của Viện Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ của Đại học Georgetown ở Washington, cho biết nhiều người ở Thổ Nhĩ Kỳ e rằng chương trình nghị sự của tân quốc hội có thể làm cho lối sống của họ bị thay đổi theo chiều hướng xấu.
Ông Ciddi nói: "Những hoạt động lập pháp mà chúng ta có thể nói tới là sự hạn chế quyền phá thai. Một việc khác nữa là việc phá hoại những địa điểm văn hóa được dân chúng ưa thích như rạp chiếu bóng Emek, kế hoạch xây doanh trại ở Quảng trường Taksim và những luật lệ mới về việc bán rượu đã được thực hiện một cách liên tiếp như vậy, khiến cho người dân tin rằng hiện đang có một âm mưu đen tối nhằm gây phương hại cho lối sống có tính chất thế tục ở quốc gia này."
Giáo sư Siddi cho rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đánh mất phần lớn sự ủng hộ nếu họ không thể làm cho người dân tin là tiếng nói của dân chúng sẽ được chính quyền lắng nghe.
Hình ảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ.