BANGKOK —
Quân đội Thái Lan đang kêu gọi dân chúng ở miền nam đầy biến động ở trong nhà sau khi binh sĩ đẩy lui một cuộc tấn công quy mô lớn của các phần tử chủ chiến có vũ trang vào một căn cứ. Ít nhất 16 trong số bọn tấn công đã bị hạ sát. Ðây là một trong những vụ có số thương vong cao nhất trong cuộc nổi dậy kéo dài gần 10 năm của người Hồi giáo Mã Lai đòi tự trị tách khỏi nước Thái Lan theo Phật giáo. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf gửi về bài tường thuật sau đây.
Quân đội Thái Lan cho hay ít nhất 60 phần tử nổi dậy vũ trang hùng hậu trang phục kiểu nhà binh đã tấn công một căn cứ hồi sớm hôm nay ở phía nam tỉnh Narathiwat.
Quân đội cho biết họ đã được mật báo về vụ tấn công theo kế hoạch, và ở tư thế sẵn sàng nên đã không bị thương vong trong cuộc nổ súng qua lại. Quân đội đã tịch thu được 13 khẩu súng trường, cũng như súng ngắn, bom và xe cộ.
Ða số các phần tử chủ chiến bỏ chạy vào các khu vực rừng rậm ở biên giới Thái Lan giáp với Malaysia.
Phát ngôn viên quân đoàn 4, Ðại tá Pramote Prom-in cho biết quân đội kêu gọi dân chúng tự giác thực hiện giới nghiêm 24 giờ trong khi họ truy lùng những kẻ tấn công còn lại.
Người phát ngôn này nói quân đoàn 4 đang yêu cầu dân chúng địa phương ở nhà từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tôi để quân đội thanh tra khu vực. Ông nói vẫn tìm thấy bom ở một số khu vực và quân đội phải truy lùng các phần tử nổi dậy.
Vị đại tá này không cho biết thêm chi tiết và nói ông không có thời giờ để trả lời các câu hỏi.
Ðây là vụ tấn công đẫm máu nhất kể từ năm 2004, khi lực lượng an ninh trả đũa các phần tử nổi dậy bằng hỏa lực mạnh, khiến hơn 100 người thiệt mạng. 32 phần tử chủ chiến Hồi giáo Mã Lai đã bị hạ sát trong một vụ đột kích duy nhất vào ngôi đền hồi giáo Krue-Se, thổi bùng thêm cuộc nổi dậy.
Các phần tử nổi dậy là một nhóm bí mật được cho là muốn thêm quyền tự trị cho miến nam nhưng không ra mặt công khai thống nhất.
Thái Lan là một nước đa số theo Phật giáo, như 3 tỉnh biên giới miền nam giáp ranh với Malaysia là Pattani, Narathiwat và Yala, có 80% dân chúng là người sắc tộc Mã Lai theo hồi giáo.
Hơn 100 năm trước họ đã thành lập một vương quốc Mã Lai độc lập cho đến khi Thái Lan chiếm lãnh vùng đất này.
Một sự căm hận âm ỉ chống lại sự cai trị của Thái Lan theo Phật giáo đã bùng nổ thành một cuộc giao tranh vào năm 2004 khiến hơn 5.000 người thiệt mạng, đa số là thường dân.
Ông Srisompob Jipiromsri là giám đốc Deep South Watch, một tổ chức của Thái Lan chuyên nghiên cứu về vấn đề miền nam. Ông nói vụ tấn công hôm nay vào căn cứ quân đội không những là một thất bại chiến thuật, mà còn cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho quân đội Thái Lan.
Ông Jipiromsri: “Ngày càng có nhiều người chán ngán bạo lực. Nhưng dù vậy các phần tử nổi dậy vẫn giữ được căn cứ chính trị riêng và hậu thuẫn chính trị trong số nhiều người thuộc khối người Mã Lai theo Hồi giáo.”
Vụ giao tranh đẫm máu diễn ra chỉ vài ngày sau khi một quả bom xe và tấn công bằng súng ở miền nam gây thiệt mạng cho 5 binh sĩ và làm 5 người khác bị thương.
Ngoài quân đội và cảnh sát, các phần tử nổi dậy còn nhắm mục tiêu tấn công vào các giáo viên, trường học, các tăng ni và các mục tiêu mềm khác được cho là đại diện cho nhà nước Phật giáo Thái Lan.
Hơn 150 giáo viên đã bị sát hại kể từ năm 2004. Hồi đầu tháng này, 4 người bán hoa quả đã bị phát hiện là chết, tay bị trói và bị bắn theo kiểu hành quyết.
Ông Matthew Wheeler là một chuyên gia phân tích về Ðông nam Á làm việc ở Bangkok cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế. Ông nói các phần tử nổi dậy ngày càng táo bạo trong các cuộc tấn công và sự chia rẽ chính trị của Thái Lan đã gây khó khăn thêm cho việc chấm dứt bạo lực.
Ông Wheeler nói: “Ðó sẽ là một cuộc xung đột rất khó mà giải quyết được, trong các tình huống tốt nhất. Nhưng sự bất định về chính trị kéo dài ở Bangkok chắc chắn lại gây khó khăn thêm cho chính quyền Thái trong việc thực thi những việc cần thiết để đem lại một giải pháp cho cuộc xung đột -- những việc như có một cuộc đối thoại bền bỉ với các thủ lãnh nổi dậy và tìm ra các dàn xếp chính trị mới cho miền nam để đem lại thêm khoảng trống cho căn cước của người Mã Lai Hồi giáo bên trong một quốc gia Thái Lan.”
Các cơ quan an ninh của Thái Lan sẽ họp vào ngày thứ sáu tới để thảo luận vấn đề miền nam và khả năng giới nghiêm ban đêm. Nhưng, giới chỉ trích lập luận rằng một cuộc giới nghiêm sẽ không giúp ích nhiều bởi vì nhiều cuộc tấn công xảy ra vào ban ngày và sự hạn chế đi lại sẽ chỉ gây cô lập hơn cho khối dân Mã Lai theo Hồi giáo.
Quân đội Thái Lan cho hay ít nhất 60 phần tử nổi dậy vũ trang hùng hậu trang phục kiểu nhà binh đã tấn công một căn cứ hồi sớm hôm nay ở phía nam tỉnh Narathiwat.
Quân đội cho biết họ đã được mật báo về vụ tấn công theo kế hoạch, và ở tư thế sẵn sàng nên đã không bị thương vong trong cuộc nổ súng qua lại. Quân đội đã tịch thu được 13 khẩu súng trường, cũng như súng ngắn, bom và xe cộ.
Ða số các phần tử chủ chiến bỏ chạy vào các khu vực rừng rậm ở biên giới Thái Lan giáp với Malaysia.
Phát ngôn viên quân đoàn 4, Ðại tá Pramote Prom-in cho biết quân đội kêu gọi dân chúng tự giác thực hiện giới nghiêm 24 giờ trong khi họ truy lùng những kẻ tấn công còn lại.
Người phát ngôn này nói quân đoàn 4 đang yêu cầu dân chúng địa phương ở nhà từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tôi để quân đội thanh tra khu vực. Ông nói vẫn tìm thấy bom ở một số khu vực và quân đội phải truy lùng các phần tử nổi dậy.
Vị đại tá này không cho biết thêm chi tiết và nói ông không có thời giờ để trả lời các câu hỏi.
Ðây là vụ tấn công đẫm máu nhất kể từ năm 2004, khi lực lượng an ninh trả đũa các phần tử nổi dậy bằng hỏa lực mạnh, khiến hơn 100 người thiệt mạng. 32 phần tử chủ chiến Hồi giáo Mã Lai đã bị hạ sát trong một vụ đột kích duy nhất vào ngôi đền hồi giáo Krue-Se, thổi bùng thêm cuộc nổi dậy.
Các phần tử nổi dậy là một nhóm bí mật được cho là muốn thêm quyền tự trị cho miến nam nhưng không ra mặt công khai thống nhất.
Thái Lan là một nước đa số theo Phật giáo, như 3 tỉnh biên giới miền nam giáp ranh với Malaysia là Pattani, Narathiwat và Yala, có 80% dân chúng là người sắc tộc Mã Lai theo hồi giáo.
Hơn 100 năm trước họ đã thành lập một vương quốc Mã Lai độc lập cho đến khi Thái Lan chiếm lãnh vùng đất này.
Một sự căm hận âm ỉ chống lại sự cai trị của Thái Lan theo Phật giáo đã bùng nổ thành một cuộc giao tranh vào năm 2004 khiến hơn 5.000 người thiệt mạng, đa số là thường dân.
Ông Srisompob Jipiromsri là giám đốc Deep South Watch, một tổ chức của Thái Lan chuyên nghiên cứu về vấn đề miền nam. Ông nói vụ tấn công hôm nay vào căn cứ quân đội không những là một thất bại chiến thuật, mà còn cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho quân đội Thái Lan.
Vụ giao tranh đẫm máu diễn ra chỉ vài ngày sau khi một quả bom xe và tấn công bằng súng ở miền nam gây thiệt mạng cho 5 binh sĩ và làm 5 người khác bị thương.
Ngoài quân đội và cảnh sát, các phần tử nổi dậy còn nhắm mục tiêu tấn công vào các giáo viên, trường học, các tăng ni và các mục tiêu mềm khác được cho là đại diện cho nhà nước Phật giáo Thái Lan.
Hơn 150 giáo viên đã bị sát hại kể từ năm 2004. Hồi đầu tháng này, 4 người bán hoa quả đã bị phát hiện là chết, tay bị trói và bị bắn theo kiểu hành quyết.
Ông Matthew Wheeler là một chuyên gia phân tích về Ðông nam Á làm việc ở Bangkok cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế. Ông nói các phần tử nổi dậy ngày càng táo bạo trong các cuộc tấn công và sự chia rẽ chính trị của Thái Lan đã gây khó khăn thêm cho việc chấm dứt bạo lực.
Ông Wheeler nói: “Ðó sẽ là một cuộc xung đột rất khó mà giải quyết được, trong các tình huống tốt nhất. Nhưng sự bất định về chính trị kéo dài ở Bangkok chắc chắn lại gây khó khăn thêm cho chính quyền Thái trong việc thực thi những việc cần thiết để đem lại một giải pháp cho cuộc xung đột -- những việc như có một cuộc đối thoại bền bỉ với các thủ lãnh nổi dậy và tìm ra các dàn xếp chính trị mới cho miền nam để đem lại thêm khoảng trống cho căn cước của người Mã Lai Hồi giáo bên trong một quốc gia Thái Lan.”
Các cơ quan an ninh của Thái Lan sẽ họp vào ngày thứ sáu tới để thảo luận vấn đề miền nam và khả năng giới nghiêm ban đêm. Nhưng, giới chỉ trích lập luận rằng một cuộc giới nghiêm sẽ không giúp ích nhiều bởi vì nhiều cuộc tấn công xảy ra vào ban ngày và sự hạn chế đi lại sẽ chỉ gây cô lập hơn cho khối dân Mã Lai theo Hồi giáo.