Các nước Phương Tây đang hối thúc các nỗ lực nhằm giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng trên bán đảo Crimea thuộc Ukraina, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague nói Hoa Kỳ và Anh quốc đang theo đuổi “mọi cơ hội ngoại giao” để thuyết phục các giới chức Nga và Ukraina tiếp xúc với nhau.
Nga không đến dự buổi họp sáng hôm nay của nhóm gọi là Nhóm tham gia Hiệp ước Budapest tổ chức ở Paris, có sự hiện diện của Ngoại trưởng Anh và các vị tương nhiệm Mỹ và Ukraina. Theo biên bản ghi nhớ của Hiệp ước Budapest đạt được trong những năm 1990, Hoa Kỳ, Anh và Nga đồng ý ủng hộ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Nhưng ông Hague cho biết là xế ngày hôm nay sẽ có các nỗ lực khác để thuyết phục các Ngoại trưởng Nga và Ukraina tiếp xúc với nhau.
Ngoại trưởng Hague lặp lại lời khuyến cáo rằng Nga “sẽ phải trả giá và đương đầu với các hậu quả” nếu không đạt được tiến bộ ngoại giao.
Ông nói Nga nên suy xét tới hậu quả của chính sách can thiệp dài ngày vào những nước như Ukraina, Gruzia và Moldova, đối với quan hệ của Moscow và các nước Âu Châu.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin được dẫn lời hôm nay nói rằng ông không muốn thấy “căng thẳng chính trị” giữa Nga và Ukraina làm chệch hướng quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Phát biểu tại một cuộc họp của Nội các Nga, ông Putin nói:
“Không cần thiết phải đặt bất cứ ai trong một tình huống khó khăn hơn nữa, điều cần thiết là phải hợp tác với tất cả các đối tác truyền thống của chúng ta, và lẽ dĩ nhiên, bảo vệ các quyền lợi của chúng ta.”
Theo dự kiến, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào xế ngày hôm nay tại Paris, nơi hai ông và các Bộ trưởng Ngoại giao khác tham dự một hội nghị về Libăng.
Giới lãnh đạo Tây phương kêu gọi hãy giảm thiểu những căng thẳng xuất phát từ khi các lực lượng quân sự Nga tiến vào bán đảo Crimea của Ukraina hồi cuối tuần vừa rồi. Các nước phương Tây đề nghị rằng cuộc khủng hoảng có thể được giải quyết nếu Nga triệt thoái các lực lượng của họ về lại căn cứ trên bán đảo Hắc Hải, và cho phép các giám sát viên quốc tế đến thi hành nhiệm vụ của họ.
Tuy nhiên, ông Lavrov hôm nay nói nước Nga không thể ra lệnh cho các lực lượng vũ trang thân Nga ở Crimea, mà ông mô tả là “các lực lượng tự vệ”, phải trở về căn cứ bởi vì họ không phải là những lực lượng của Nga. Ông nói binh lính của Hạm đội Hắc Hải của Nga vẫn ở trong vị thế thường lệ.
Ngoại trưởng Nga còn nói rằng cho phép giám sát viên quốc tế vào Crimé không phải là quyết định của Nga, mà quyết định ấy nằm trong tay của chính quyền Ukraina và chính quyền địa phương ở Crimé.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng bác các bản tin nói rằng các lực lượng quân sự Nga đã được triển khai tại Crimea.
Ông Shoigu gạt sang bên đoạn băng thâu hình chiếu cảnh nhiều xe thiết giáp của quân đội Nga trên bán đảo Crimea, có gắn bảng số xe Nga là có tính cách khiêu khích, cũng như cảnh một binh sĩ ở thị trấn Kerch của Crimea, xác nhận rằng anh ta và các đồng đội là người Nga,
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso hôm nay tuyên bố EU đã sẵn sàng cung cấp 15 tỷ đôla viện trợ cho Ukraina trong những năm tới.
Nga không đến dự buổi họp sáng hôm nay của nhóm gọi là Nhóm tham gia Hiệp ước Budapest tổ chức ở Paris, có sự hiện diện của Ngoại trưởng Anh và các vị tương nhiệm Mỹ và Ukraina. Theo biên bản ghi nhớ của Hiệp ước Budapest đạt được trong những năm 1990, Hoa Kỳ, Anh và Nga đồng ý ủng hộ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Nhưng ông Hague cho biết là xế ngày hôm nay sẽ có các nỗ lực khác để thuyết phục các Ngoại trưởng Nga và Ukraina tiếp xúc với nhau.
Ngoại trưởng Hague lặp lại lời khuyến cáo rằng Nga “sẽ phải trả giá và đương đầu với các hậu quả” nếu không đạt được tiến bộ ngoại giao.
Ông nói Nga nên suy xét tới hậu quả của chính sách can thiệp dài ngày vào những nước như Ukraina, Gruzia và Moldova, đối với quan hệ của Moscow và các nước Âu Châu.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin được dẫn lời hôm nay nói rằng ông không muốn thấy “căng thẳng chính trị” giữa Nga và Ukraina làm chệch hướng quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Phát biểu tại một cuộc họp của Nội các Nga, ông Putin nói:
“Không cần thiết phải đặt bất cứ ai trong một tình huống khó khăn hơn nữa, điều cần thiết là phải hợp tác với tất cả các đối tác truyền thống của chúng ta, và lẽ dĩ nhiên, bảo vệ các quyền lợi của chúng ta.”
Theo dự kiến, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào xế ngày hôm nay tại Paris, nơi hai ông và các Bộ trưởng Ngoại giao khác tham dự một hội nghị về Libăng.
Giới lãnh đạo Tây phương kêu gọi hãy giảm thiểu những căng thẳng xuất phát từ khi các lực lượng quân sự Nga tiến vào bán đảo Crimea của Ukraina hồi cuối tuần vừa rồi. Các nước phương Tây đề nghị rằng cuộc khủng hoảng có thể được giải quyết nếu Nga triệt thoái các lực lượng của họ về lại căn cứ trên bán đảo Hắc Hải, và cho phép các giám sát viên quốc tế đến thi hành nhiệm vụ của họ.
Tuy nhiên, ông Lavrov hôm nay nói nước Nga không thể ra lệnh cho các lực lượng vũ trang thân Nga ở Crimea, mà ông mô tả là “các lực lượng tự vệ”, phải trở về căn cứ bởi vì họ không phải là những lực lượng của Nga. Ông nói binh lính của Hạm đội Hắc Hải của Nga vẫn ở trong vị thế thường lệ.
Ngoại trưởng Nga còn nói rằng cho phép giám sát viên quốc tế vào Crimé không phải là quyết định của Nga, mà quyết định ấy nằm trong tay của chính quyền Ukraina và chính quyền địa phương ở Crimé.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng bác các bản tin nói rằng các lực lượng quân sự Nga đã được triển khai tại Crimea.
Ông Shoigu gạt sang bên đoạn băng thâu hình chiếu cảnh nhiều xe thiết giáp của quân đội Nga trên bán đảo Crimea, có gắn bảng số xe Nga là có tính cách khiêu khích, cũng như cảnh một binh sĩ ở thị trấn Kerch của Crimea, xác nhận rằng anh ta và các đồng đội là người Nga,
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso hôm nay tuyên bố EU đã sẵn sàng cung cấp 15 tỷ đôla viện trợ cho Ukraina trong những năm tới.