Hoa Kỳ và các nước đồng minh Châu Âu tiếp tục bàn thảo về cách ứng phó với những hành động của Nga ở Ukraina. Theo tường thuật của thông tín viên Arash Arabasadi của đài VOA, hiện chưa rõ Washington và Brussels có thể làm gì để cho Moscow thay đổi đường lối.
Căng thẳng ở Ukraina tiếp tục leo thang và ngày càng có nhiều chính khách Mỹ lên tiếng hô hào cho một phản ứng mạnh mẽ của Washington.
Nhưng ông Ian von Gordon, Giám đốc Phòng Công tác của Viện Huấn luyện Bảo vệ Ngoại giao, nói rằng điều đó có phần chắc sẽ không xảy ra.
"Hoa Kỳ, bất kể là có đưa ra những lời đe dọa như thế nào đi nữa, cũng sẽ không được xem xét một cách nghiêm túc. Việc đó sẽ giống như hành động giậm chân của một đứa trẻ lên hai."
Ông Gordon cho rằng tuy Hoa Kỳ có thể lên tiếng để bày tỏ sự chống đối, nhưng vấn đề Ukraina rốt cuộc vẫn là một vấn đề mà các nước Châu Âu phải lo liệu.
"Hoa Kỳ cần phải gây sức ép lên Châu Âu để họ nhận lãnh trách nhiệm đối với những vấn đề ở sân sau của họ."
Ông Michael O’Hanlon là người đứng đầu chương trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Brookings ở Washington. Ông cho rằng vào lúc này những sự đe dọa sử dụng sức mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ giới hạn ở mục tiêu gây áp lực lên tân chính phủ Ukraina, là chính phủ có chủ trương thân Tây phương.
"Ông ấy sẵn sàng làm cho họ lo lắng và làm cho họ tin là ông ấy có nhiều lựa chọn khác nhau. Trên cơ bản thì đây là một hình thức ngoại giao cưỡng ép để làm cho tân chính phủ ở Ukraina phải có thái độ tôn trọng nhiều hơn đối với các thành phần thân Nga ở Ukraina."
Ukraina là một nước bị chia rẽ. Phần đông những người ở miền tây nói tiếng Ukraina và ngã về các nước láng giềng trong Liên hiệp Châu Âu. Đa số những người ở các khu vực miền nam và miền đông nói tiếng Nga và muốn có những mối liên hệ chặt chẽ hơn với Moskova.
Ông Steven Bucci, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Quỹ Heritage, nhận định như sau về tình hình hiện nay ở Ukraina.
"Nước này đang đối mặt với mối rủi ro của một sự phân hóa hết sức nghiêm trọng."
Ông Bucci nói rằng Washington không có nhiều ảnh hưởng ở Ukraina.
"Chúng ta không có bao nhiêu sự lựa chọn để đối phó với vấn đề này, ngoại trừ việc sử dụng ngôn từ. Mà việc sử dụng ngôn từ trong trường hợp này, theo nhận xét của tôi, sẽ không có nhiều tác dụng."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ ba đã tới Kyiv để bày tỏ hậu thuẫn cho tân chính phủ Ukraina. Ông loan báo kế hoạch viện trợ 1 tỉ đô la cho Ukraina.
Theo lịch trình đã được ấn định, ông Kerry hôm nay sẽ họp với ngoại trưởng Nag Sergei Lavrov tại Paris để tìm cách giải quyết vấn đề Ukraina.
Căng thẳng ở Ukraina tiếp tục leo thang và ngày càng có nhiều chính khách Mỹ lên tiếng hô hào cho một phản ứng mạnh mẽ của Washington.
Nhưng ông Ian von Gordon, Giám đốc Phòng Công tác của Viện Huấn luyện Bảo vệ Ngoại giao, nói rằng điều đó có phần chắc sẽ không xảy ra.
"Hoa Kỳ, bất kể là có đưa ra những lời đe dọa như thế nào đi nữa, cũng sẽ không được xem xét một cách nghiêm túc. Việc đó sẽ giống như hành động giậm chân của một đứa trẻ lên hai."
Ông Gordon cho rằng tuy Hoa Kỳ có thể lên tiếng để bày tỏ sự chống đối, nhưng vấn đề Ukraina rốt cuộc vẫn là một vấn đề mà các nước Châu Âu phải lo liệu.
"Hoa Kỳ cần phải gây sức ép lên Châu Âu để họ nhận lãnh trách nhiệm đối với những vấn đề ở sân sau của họ."
Ông Michael O’Hanlon là người đứng đầu chương trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Brookings ở Washington. Ông cho rằng vào lúc này những sự đe dọa sử dụng sức mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ giới hạn ở mục tiêu gây áp lực lên tân chính phủ Ukraina, là chính phủ có chủ trương thân Tây phương.
"Ông ấy sẵn sàng làm cho họ lo lắng và làm cho họ tin là ông ấy có nhiều lựa chọn khác nhau. Trên cơ bản thì đây là một hình thức ngoại giao cưỡng ép để làm cho tân chính phủ ở Ukraina phải có thái độ tôn trọng nhiều hơn đối với các thành phần thân Nga ở Ukraina."
Ukraina là một nước bị chia rẽ. Phần đông những người ở miền tây nói tiếng Ukraina và ngã về các nước láng giềng trong Liên hiệp Châu Âu. Đa số những người ở các khu vực miền nam và miền đông nói tiếng Nga và muốn có những mối liên hệ chặt chẽ hơn với Moskova.
Ông Steven Bucci, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Quỹ Heritage, nhận định như sau về tình hình hiện nay ở Ukraina.
"Nước này đang đối mặt với mối rủi ro của một sự phân hóa hết sức nghiêm trọng."
Ông Bucci nói rằng Washington không có nhiều ảnh hưởng ở Ukraina.
"Chúng ta không có bao nhiêu sự lựa chọn để đối phó với vấn đề này, ngoại trừ việc sử dụng ngôn từ. Mà việc sử dụng ngôn từ trong trường hợp này, theo nhận xét của tôi, sẽ không có nhiều tác dụng."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ ba đã tới Kyiv để bày tỏ hậu thuẫn cho tân chính phủ Ukraina. Ông loan báo kế hoạch viện trợ 1 tỉ đô la cho Ukraina.
Theo lịch trình đã được ấn định, ông Kerry hôm nay sẽ họp với ngoại trưởng Nag Sergei Lavrov tại Paris để tìm cách giải quyết vấn đề Ukraina.