BẮC KINH —
Bạo lực gia đình là một vấn nạn lâu đời ở Trung Quốc, nơi có chừng 25% phụ nữ bị chồng đánh đập. Nhưng nhà chức trách thường không thể ngăn chận tệ nạn này vì không có một bộ luật cấp quốc gia để giải quyết vấn đề. Thông tín viên William Ide của đài VOA tường thuật về trường hợp của một phụ nữ Mỹ ở Trung Quốc và những sóng gió pháp lý mà trường hợp này tạo ra.
Bà Kim Lee đã giúp cho công chúng cảm nhận sâu sắc hơn về vấn đề bạo hành gia đình khi bà đăng các bức hình chụp những thương tích của bà lên internet.
Bà cho biết những bức hình đó cho thấy tình trạng đã bà bị chồng đánh đập dã man trong một thời gian rất lâu, và người chồng bà lúc đó không ai khác hơn ông Lý Dương, một giáo sư tiếng Anh rất nổi tiếng.
Câu chuyện của bà đã nhanh chóng phát tán trên mạng. Bà nói:
"Tôi đã không ngờ được là chỉ trong vòng một đêm đã có mười mấy hai mươi ngàn người vào xem, và tôi cũng không ngờ là tệ nạn này lại hoành hành tới mức độ như vậy ở Trung Quốc. Tôi cứ tưởng đó chỉ là vấn đề của cá nhân tôi chứ chẳng phải là những gì xảy ra ở khắp mọi nơi."
Cơ quan của chính quyền Trung Quốc phụ trách việc bảo vệ phụ nữ ước tính rằng một phần tư phụ nữ bị người phối ngẫu ngược đãi, nhưng con số trên thực tế có phần chắc là còn cao hơn nữa. Nhiều vụ ngược đãi đã không được báo cáo với chính quyền vì họ hiếm khi có hành động. Bà Lee nói:
"Động lực chính mang lại cho tôi sức mạnh để tiếp tục cuộc hành trình dài này là không ai làm gì cả, không ai giúp đỡ chúng tôi cả. Tôi đã tới sở cảnh sát, nhưng họ không lý gì tới. Tôi đã tới hội liên hiệp phụ nữ. Họ nói họ sẽ liên lạc với tôi sau, nhưng họ không hề gọi điện thoại lại. Tôi nói chuyện với mẹ tôi thì bà ấy bảo 'Con chẳng thể làm gì được. Nó đứng tên làm chủ căn nhà, làm chủ chiếc xe hơi.' Tôi cảm thấy bó tay trước vấn đề này."
Bà Kim Lee đã thắng vụ kiện ly dị dựa trên vấn đề bạo lực gia đình, một kết quả mà các chuyên viên pháp luật đã tán dương là một phán quyết có tính chất dấu mốc.
Tuy nhiên, cảnh sát, nhân viên xã hội và tòa án không được trang bị đầy đủ để xử lý những trường hợp như vậy vì không có một luật lệ cấp quốc gia để định nghĩa bạo lực gia đình.
Bà Lưu Tiểu Tuyền, một luật sư nữ quyền ở Bắc Kinh, cho biết như sau:
"Cảnh sát là người mà các nạn nhân đến tìm kiếm sự giúp đỡ đầu tiên, nhưng họ cũng có một quan niệm sai lầm là bạo hành gia đình là một vấn đề trong gia đình. Nhiều lúc họ chẳng hề lập hồ sơ hay viết báo cáo gì cả. Hay là họ chỉ viết mấy chữ 'cãi cọ trong gia đình' rồi coi như vụ việc đã giải quyết xong."
Mới đây các tổ chức tranh đấu cho quyền lợi của phụ nữ đã hối thúc chính phủ ban hành luật bạo hành gia đình trong lúc diễn ra hội nghị thường niên của quốc hội, có tên là Hộïi nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Một dự thảo luật đã được mang ra thảo luận tại các cuộc họp nhưng không được thông qua. Các nhân vật tranh đấu nói rằng luật này có thể sẽ được thông qua trong vài tháng tới đây, nhưng cũng có thể phải mất nhiều năm nữa.
Ông Phương Cương, một chuyên gia về các vấn đề giới tính ở Trung Quốc, nói rằng quan niệm trọng nam khinh nữ cần phải thay đổi và nam giới phải là một phần của tiến trình này:
"Nếu chúng ta chỉ lên án họ và chỉ trích họ thì làm sao chúng ta có thể giúp họ thay đổi? Tôi nghĩ rằng một yếu tố quan trọng trong cuộc tranh đấu chống nạn bạo hành trong gia đình là chúng ta phải giáo dục chứ không phải chỉ trừng phạt họ."
Ông Phương nói rằng nhiều người chồng quen thói ngược đãi vợ muốn thay đổi, nhưng họ cần được giúp đỡ. Ông Phương đã lập ra một đường giây nóng vào năm 2010 để ông và những người tình nguyện nói chuyện với những người chồng thú nhận chuyện đánh đập hành hạ vợ con.
Ông Phương cho biết ông tin rằng qua việc nói chuyện với họ về những gì ở đàng sau các hành vi bạo lực, ông sẽ có được cơ hội để ngăn chận các hành vi đó.
Bà Kim Lee đã giúp cho công chúng cảm nhận sâu sắc hơn về vấn đề bạo hành gia đình khi bà đăng các bức hình chụp những thương tích của bà lên internet.
Bà cho biết những bức hình đó cho thấy tình trạng đã bà bị chồng đánh đập dã man trong một thời gian rất lâu, và người chồng bà lúc đó không ai khác hơn ông Lý Dương, một giáo sư tiếng Anh rất nổi tiếng.
Câu chuyện của bà đã nhanh chóng phát tán trên mạng. Bà nói:
"Tôi đã không ngờ được là chỉ trong vòng một đêm đã có mười mấy hai mươi ngàn người vào xem, và tôi cũng không ngờ là tệ nạn này lại hoành hành tới mức độ như vậy ở Trung Quốc. Tôi cứ tưởng đó chỉ là vấn đề của cá nhân tôi chứ chẳng phải là những gì xảy ra ở khắp mọi nơi."
Cơ quan của chính quyền Trung Quốc phụ trách việc bảo vệ phụ nữ ước tính rằng một phần tư phụ nữ bị người phối ngẫu ngược đãi, nhưng con số trên thực tế có phần chắc là còn cao hơn nữa. Nhiều vụ ngược đãi đã không được báo cáo với chính quyền vì họ hiếm khi có hành động. Bà Lee nói:
"Động lực chính mang lại cho tôi sức mạnh để tiếp tục cuộc hành trình dài này là không ai làm gì cả, không ai giúp đỡ chúng tôi cả. Tôi đã tới sở cảnh sát, nhưng họ không lý gì tới. Tôi đã tới hội liên hiệp phụ nữ. Họ nói họ sẽ liên lạc với tôi sau, nhưng họ không hề gọi điện thoại lại. Tôi nói chuyện với mẹ tôi thì bà ấy bảo 'Con chẳng thể làm gì được. Nó đứng tên làm chủ căn nhà, làm chủ chiếc xe hơi.' Tôi cảm thấy bó tay trước vấn đề này."
Bà Kim Lee đã thắng vụ kiện ly dị dựa trên vấn đề bạo lực gia đình, một kết quả mà các chuyên viên pháp luật đã tán dương là một phán quyết có tính chất dấu mốc.
Tuy nhiên, cảnh sát, nhân viên xã hội và tòa án không được trang bị đầy đủ để xử lý những trường hợp như vậy vì không có một luật lệ cấp quốc gia để định nghĩa bạo lực gia đình.
Bà Lưu Tiểu Tuyền, một luật sư nữ quyền ở Bắc Kinh, cho biết như sau:
"Cảnh sát là người mà các nạn nhân đến tìm kiếm sự giúp đỡ đầu tiên, nhưng họ cũng có một quan niệm sai lầm là bạo hành gia đình là một vấn đề trong gia đình. Nhiều lúc họ chẳng hề lập hồ sơ hay viết báo cáo gì cả. Hay là họ chỉ viết mấy chữ 'cãi cọ trong gia đình' rồi coi như vụ việc đã giải quyết xong."
Mới đây các tổ chức tranh đấu cho quyền lợi của phụ nữ đã hối thúc chính phủ ban hành luật bạo hành gia đình trong lúc diễn ra hội nghị thường niên của quốc hội, có tên là Hộïi nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Một dự thảo luật đã được mang ra thảo luận tại các cuộc họp nhưng không được thông qua. Các nhân vật tranh đấu nói rằng luật này có thể sẽ được thông qua trong vài tháng tới đây, nhưng cũng có thể phải mất nhiều năm nữa.
Ông Phương Cương, một chuyên gia về các vấn đề giới tính ở Trung Quốc, nói rằng quan niệm trọng nam khinh nữ cần phải thay đổi và nam giới phải là một phần của tiến trình này:
"Nếu chúng ta chỉ lên án họ và chỉ trích họ thì làm sao chúng ta có thể giúp họ thay đổi? Tôi nghĩ rằng một yếu tố quan trọng trong cuộc tranh đấu chống nạn bạo hành trong gia đình là chúng ta phải giáo dục chứ không phải chỉ trừng phạt họ."
Ông Phương nói rằng nhiều người chồng quen thói ngược đãi vợ muốn thay đổi, nhưng họ cần được giúp đỡ. Ông Phương đã lập ra một đường giây nóng vào năm 2010 để ông và những người tình nguyện nói chuyện với những người chồng thú nhận chuyện đánh đập hành hạ vợ con.
Ông Phương cho biết ông tin rằng qua việc nói chuyện với họ về những gì ở đàng sau các hành vi bạo lực, ông sẽ có được cơ hội để ngăn chận các hành vi đó.