Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nói rằng nếu giới phụ nữ được tăng thêm sức mạnh thì có thể giảm được nạn đói và suy dinh dưỡng.
Trong phúc trình gửi cho văn phòng Tổng thư ký, Báo cáo viên Olivier De Schutter nói rằng nếu tạo điều kiện để phụ nữ có thể cải tiến cuộc sống, ta có thể cải tiến cuộc sống của cả gia đình họ.
Báo cáo cho rằng vì có tình trạng phân biệt đối xử, người phụ nữ không có nhiều quyền lực, buộc họ phải lao động cực nhọc bên trong và bên ngoài nhà, lỡ mất nhiều cơ hội giáo dục để tìm những công việc có thể thăng tiến cuộc sống kinh tế.
Báo cáo của ông De Schutter nói rằng đàn ông các nước nghèo thường bỏ ruộng đồng để ra các thành thị kiếm sống, để gánh nặng ruộng đồng ở lại trên vai người phụ nữ, vừa lo chăm sóc ruộng đồng vừa lo chăm sóc con cái và người già cả.
Mặc dù phải làm đủ mọi chuyện, phụ nữ lại không có quyền quyết định ngân sách gia đình. Tác giả De Schutter nói:
“Trong báo cáo tôi có nói rõ, tại những gia đình mà phụ nữ có quyền quyết định ngân sách, cơ hội để các con khỏe mạnh, chóng lớn tăng 20%, đơn giản chỉ vì phụ nữ có những chọn lựa đúng đắn dựa trên lợi ích của các con.”
Ông nói phụ nữ nào có trình độ giáo dục khá thường lập gia đình trễ, đẻ ít, và có những chọn lựa tốt hơn và lành mạnh hơn cho gia đình họ.
Một cuộc khảo cứu tại các quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 25 năm, từ 1970 đến 1995, tìm thấy rằng nạn đói trong giai đoạn đó giảm được 43% nhờ phụ nữ đạt tiến bộ trong giáo dục.
Phúc trình năm 2010 của cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc kết luận rằng nếu phụ nữ có cùng cách tiếp cận về các nguồn lực sản xuất giống như nam giới-ví dụ phân bón, hạt giống, công cụ, thuốc diệt sâu-họ có thể tăng năng suất ruộng vườn của họ từ 20 đến 30%.
Trong phúc trình gửi cho văn phòng Tổng thư ký, Báo cáo viên Olivier De Schutter nói rằng nếu tạo điều kiện để phụ nữ có thể cải tiến cuộc sống, ta có thể cải tiến cuộc sống của cả gia đình họ.
Báo cáo cho rằng vì có tình trạng phân biệt đối xử, người phụ nữ không có nhiều quyền lực, buộc họ phải lao động cực nhọc bên trong và bên ngoài nhà, lỡ mất nhiều cơ hội giáo dục để tìm những công việc có thể thăng tiến cuộc sống kinh tế.
Báo cáo của ông De Schutter nói rằng đàn ông các nước nghèo thường bỏ ruộng đồng để ra các thành thị kiếm sống, để gánh nặng ruộng đồng ở lại trên vai người phụ nữ, vừa lo chăm sóc ruộng đồng vừa lo chăm sóc con cái và người già cả.
Mặc dù phải làm đủ mọi chuyện, phụ nữ lại không có quyền quyết định ngân sách gia đình. Tác giả De Schutter nói:
“Trong báo cáo tôi có nói rõ, tại những gia đình mà phụ nữ có quyền quyết định ngân sách, cơ hội để các con khỏe mạnh, chóng lớn tăng 20%, đơn giản chỉ vì phụ nữ có những chọn lựa đúng đắn dựa trên lợi ích của các con.”
Ông nói phụ nữ nào có trình độ giáo dục khá thường lập gia đình trễ, đẻ ít, và có những chọn lựa tốt hơn và lành mạnh hơn cho gia đình họ.
Một cuộc khảo cứu tại các quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 25 năm, từ 1970 đến 1995, tìm thấy rằng nạn đói trong giai đoạn đó giảm được 43% nhờ phụ nữ đạt tiến bộ trong giáo dục.
Phúc trình năm 2010 của cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc kết luận rằng nếu phụ nữ có cùng cách tiếp cận về các nguồn lực sản xuất giống như nam giới-ví dụ phân bón, hạt giống, công cụ, thuốc diệt sâu-họ có thể tăng năng suất ruộng vườn của họ từ 20 đến 30%.