MANILA —
Chính phủ Philippines cho biết họ sẽ tiếp tục mưu tìm sự trọng tài quốc tế cho vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, bất chấp sự bác bỏ của Bắc Kinh. Theo bài tường thuật do thông tín viên Simone Orendain của đài chúng tôi gởi về từ Manila, Philippines nói rằng họ không cần sự đồng ý của Trung Quốc để đưa vấn đề này ra trước tòa án Liên hiệp quốc.
Các viên chức của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Công ước Liên hiệp quốc năm 1982 mà cả Trung Quốc và Philippines đều đã ký kết cho phép Manila yêu cầu tòa án phân xử mà không cần có sự tham gia của Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Philippines đặc trách vấn đề hải dương, ông Gilberto Asuque, nói rằng sự trọng tài quốc tế dựa trên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển là có tính chất bắt buộc.
Ông Asuque nói: "Tiến trình đã bắt đầu. Tiến trình này không thể bị cản trở. Những hành động của Trung Quốc không thể cản trở sự hoàn tất của tiến trình này vì không có điều khoản nào trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển nói rằng chúng ta có thể gây cản trở hoặc can thiệp vào tiến trình này."
Đơn kiện đòi trọng tài của Philippines cho rằng Trung Quốc vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Công ước Liên hiệp quốc đã qui định. Văn kiện này cũng nói rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.
Hôm thứ ba (19-02-2013), Đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh, đã trả lại công hàm về vụ kiện cho Philippines. Trong một cuộc họp báo sau đó ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói rằng đơn kiện của Philippines “sai lầm về lịch sử và pháp lý”.
Ông Hồng Lỗi cũng nói rằng hành động của Manila đi ngược với thỏa thuận không có tính chất cưỡng hành mà Trung Quốc đã đạt được với khối ASEAN gồm 10 nước hội viên là giải quyết các vụ tranh chấp biển đảo thông qua các cuộc đàm phán giữa đôi bên. Ông Hồng cũng cho biết Trung Quốc không thể chấp nhận sự chỉ trích sai lầm của Philippines.
Giáo sư Myron Norquist, Phó Giám đốc Trung tâm Luật pháp và Chính sách Hải dương của Đại học Virginia, cho rằng vụ kiện này “khá bất thường” vì chỉ có sự tham gia của một bên trong vụ tranh chấp.
Ông Norquist cho biết: "Có một điều cần nói tới là vụ kiện chắc chắn sẽ thất bại. Bởi vì nếu một bên không tán đồng thủ tục trọng tài thì kết quả trọng tài sẽ không thể chấp hành. Làm thế nào mà chúng ta có thể trông đợi một nước vốn dĩ đã không muốn vụ tranh chấp được giải quyết bởi một bên thứ ba lại cảm thấy bị ràng buộc bởi một quyết định của một tiến trình mà họ không hề tham gia."
Tuy nhiên, giáo sư Norquist cũng cho rằng vụ kiện này không phải là hoàn toàn vô ích, đặc biệt là vì Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng có đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển có nhiều tài nguyên này.
Ông Norquist nói: "Vụ kiện sẽ giúp Philippines đạt được một trong các mục tiêu của họ là thu hút sự chú ý đối với vấn đề này, và về mặt chính trị, nó giúp cho chính phủ Philippines có thể tuyên bố một cách mạnh mẽ là “Này nhé, chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình nhưng các ông lại không chịu như vậy.”
Trong vài năm gần đây, chính phủ Philippines đã nhiều lần kháng nghị với Trung Quốc điều mà họ cho là những vụ xâm nhập ngày càng nhiều vào khu vực đặc quyền kinh tế của họ. Đồng thời, họ cũng ra sức tăng cường các mối quan hệ đồng minh trên trường ngoại giao khu vực để củng cố vị thế của họ trong vụ tranh chấp. Ngoài ra, quốc gia tương đối yếu về mặt quân sự này cũng thiết lập lại các mối liên hệ với Hoa Kỳ, là nước đã ký Hiệp ước Phòng thủ chung với Philippines và đang theo dõi sát những diễn tiến trong khu vực.
Đại úy James Fanell, sĩ quan tình báo thuộc Hạm đội Thái bình dương của hải quân Hoa Kỳ, đã có một nhận định khá tiêu cực về những hoạt động hồi gần đây của Trung Quốc ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về vấn đề quốc phòng ở California hồi tháng trước, ông Fanell mô tả các tàu hải giám Trung Quốc là “một tổ chức sách nhiễu chủ quyền biển đảo hoạt động toàn thời gian”. Ông nói rằng ông không thấy có vụ việc hay tranh cãi nào trong vùng biển ngoài khơi Trung Quốc, và vì vậy, ông cho rằng lập trường của Trung Quốc là “Của tôi là của tôi và chúng ta sẽ thương lượng với nhau về của anh.”
Đại úy Fanell cho biết Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị thế trung lập trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo và Trung Quốc cần phải bảo đảm cho an ninh hải dương ở vùng Đông Á.
Trung Quốc lâu nay vẫn nhất mực chống đối những hành động của Philippines và các nước khác mà họ cho là quốc tế hóa vụ tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh cũng thường xuyên lên tiếng thúc giục Philippines thông qua các nỗ lực song phương để duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Các viên chức của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Công ước Liên hiệp quốc năm 1982 mà cả Trung Quốc và Philippines đều đã ký kết cho phép Manila yêu cầu tòa án phân xử mà không cần có sự tham gia của Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Philippines đặc trách vấn đề hải dương, ông Gilberto Asuque, nói rằng sự trọng tài quốc tế dựa trên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển là có tính chất bắt buộc.
Ông Asuque nói: "Tiến trình đã bắt đầu. Tiến trình này không thể bị cản trở. Những hành động của Trung Quốc không thể cản trở sự hoàn tất của tiến trình này vì không có điều khoản nào trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển nói rằng chúng ta có thể gây cản trở hoặc can thiệp vào tiến trình này."
Hôm thứ ba (19-02-2013), Đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh, đã trả lại công hàm về vụ kiện cho Philippines. Trong một cuộc họp báo sau đó ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói rằng đơn kiện của Philippines “sai lầm về lịch sử và pháp lý”.
Ông Hồng Lỗi cũng nói rằng hành động của Manila đi ngược với thỏa thuận không có tính chất cưỡng hành mà Trung Quốc đã đạt được với khối ASEAN gồm 10 nước hội viên là giải quyết các vụ tranh chấp biển đảo thông qua các cuộc đàm phán giữa đôi bên. Ông Hồng cũng cho biết Trung Quốc không thể chấp nhận sự chỉ trích sai lầm của Philippines.
Giáo sư Myron Norquist, Phó Giám đốc Trung tâm Luật pháp và Chính sách Hải dương của Đại học Virginia, cho rằng vụ kiện này “khá bất thường” vì chỉ có sự tham gia của một bên trong vụ tranh chấp.
Ông Norquist cho biết: "Có một điều cần nói tới là vụ kiện chắc chắn sẽ thất bại. Bởi vì nếu một bên không tán đồng thủ tục trọng tài thì kết quả trọng tài sẽ không thể chấp hành. Làm thế nào mà chúng ta có thể trông đợi một nước vốn dĩ đã không muốn vụ tranh chấp được giải quyết bởi một bên thứ ba lại cảm thấy bị ràng buộc bởi một quyết định của một tiến trình mà họ không hề tham gia."
Tuy nhiên, giáo sư Norquist cũng cho rằng vụ kiện này không phải là hoàn toàn vô ích, đặc biệt là vì Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng có đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển có nhiều tài nguyên này.
Ông Norquist nói: "Vụ kiện sẽ giúp Philippines đạt được một trong các mục tiêu của họ là thu hút sự chú ý đối với vấn đề này, và về mặt chính trị, nó giúp cho chính phủ Philippines có thể tuyên bố một cách mạnh mẽ là “Này nhé, chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình nhưng các ông lại không chịu như vậy.”
Trong vài năm gần đây, chính phủ Philippines đã nhiều lần kháng nghị với Trung Quốc điều mà họ cho là những vụ xâm nhập ngày càng nhiều vào khu vực đặc quyền kinh tế của họ. Đồng thời, họ cũng ra sức tăng cường các mối quan hệ đồng minh trên trường ngoại giao khu vực để củng cố vị thế của họ trong vụ tranh chấp. Ngoài ra, quốc gia tương đối yếu về mặt quân sự này cũng thiết lập lại các mối liên hệ với Hoa Kỳ, là nước đã ký Hiệp ước Phòng thủ chung với Philippines và đang theo dõi sát những diễn tiến trong khu vực.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về vấn đề quốc phòng ở California hồi tháng trước, ông Fanell mô tả các tàu hải giám Trung Quốc là “một tổ chức sách nhiễu chủ quyền biển đảo hoạt động toàn thời gian”. Ông nói rằng ông không thấy có vụ việc hay tranh cãi nào trong vùng biển ngoài khơi Trung Quốc, và vì vậy, ông cho rằng lập trường của Trung Quốc là “Của tôi là của tôi và chúng ta sẽ thương lượng với nhau về của anh.”
Đại úy Fanell cho biết Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị thế trung lập trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo và Trung Quốc cần phải bảo đảm cho an ninh hải dương ở vùng Đông Á.
Trung Quốc lâu nay vẫn nhất mực chống đối những hành động của Philippines và các nước khác mà họ cho là quốc tế hóa vụ tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh cũng thường xuyên lên tiếng thúc giục Philippines thông qua các nỗ lực song phương để duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Your browser doesn’t support HTML5