Những người ủng hộ phe đối lập tại Campuchia kết thúc ba ngày biểu tình ôn hòa để phản đối kết quả cuộc bầu cử quốc hội trong năm nay.
Do nhà lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy dẫn đầu, một nhóm khoảng 20.000 người biểu tình reo hò tuần hành tới nhiều sứ quán nước ngoài tại Phnom Penh, yêu cầu sự can thiệp của quốc tế trong vụ tranh chấp chính trị tại Campuchia. Một kiến nghị với gần hai triệu dấu tay đã được chuyển giao cho các phái bộ ngoại giao Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, và các quốc gia khác.
Mặc dầu kết quả chính thức cho thấy đảng Cứu quốc Campuchia đối lập thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử này, các nhà lập pháp đối lập đã khước từ việc nhận ghế của họ tại quốc hội, và tuyên bố rằng Đảng Nhân dân Campuchia đương quyền đã gian lận phiếu của cử tri.
Nhà lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã nói với đài VOA rằng phe đối lập sẽ mưu tìm một cuộc điều tra đầy đủ và công bằng về kết quả cuộc bầu cử này.
Ông nói: “Điều chúng tôi muốn là sự thật. Chúng tôi muốn mọi người công nhận sự thật. Ngay cả Đảng nhân dân Campuchia cũng phải chấp nhận sự thật này. Vì thế chúng tôi chỉ muốn có một cuộc điều tra độc lập.”
Thủ tướng Hun Sen, với chế độ cai trị của ông được kéo dài bởi cuộc bầu cử này, nói rằng, cuộc bầu cử vừa kể là tự do và công bằng, việc tranh cãi về kết quả cuộc bầu cử đã được Ủy ban Bầu cử Quốc Gia và Tòa án Hiến Pháp giữ nguyên.
Đảng đương quyền đã bác bỏ ý kiến về một cuộc điều tra của quốc tế nhưng phát ngôn nhân chính phủ Phay Siphan nói rằng các giới chức không tìm cách ngăn chặn phe đối lập đưa kiến nghị tới các sứ quán nước ngoài.
Ông Phay Sipha nói rằng, trên phương diện áp lực của các sứ quán nước ngoài, chúng tôi, chính phủ, đã khuyến khích các sứ quán nước ngoài ở đây nhận các kiến nghị của phe đối lập và họ có thể làm bất cứ thứ gì họ nghĩ là phải.”
Hoa Kỳ và các nước Phương Tây khác đã kêu gọi tất cả các bên tham gia các cuộc thảo luận ôn hòa nhưng không công khai đứng về bên nào trong vụ tranh chấp về bầu cử này.
Do nhà lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy dẫn đầu, một nhóm khoảng 20.000 người biểu tình reo hò tuần hành tới nhiều sứ quán nước ngoài tại Phnom Penh, yêu cầu sự can thiệp của quốc tế trong vụ tranh chấp chính trị tại Campuchia. Một kiến nghị với gần hai triệu dấu tay đã được chuyển giao cho các phái bộ ngoại giao Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, và các quốc gia khác.
Mặc dầu kết quả chính thức cho thấy đảng Cứu quốc Campuchia đối lập thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử này, các nhà lập pháp đối lập đã khước từ việc nhận ghế của họ tại quốc hội, và tuyên bố rằng Đảng Nhân dân Campuchia đương quyền đã gian lận phiếu của cử tri.
Nhà lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã nói với đài VOA rằng phe đối lập sẽ mưu tìm một cuộc điều tra đầy đủ và công bằng về kết quả cuộc bầu cử này.
Ông nói: “Điều chúng tôi muốn là sự thật. Chúng tôi muốn mọi người công nhận sự thật. Ngay cả Đảng nhân dân Campuchia cũng phải chấp nhận sự thật này. Vì thế chúng tôi chỉ muốn có một cuộc điều tra độc lập.”
Thủ tướng Hun Sen, với chế độ cai trị của ông được kéo dài bởi cuộc bầu cử này, nói rằng, cuộc bầu cử vừa kể là tự do và công bằng, việc tranh cãi về kết quả cuộc bầu cử đã được Ủy ban Bầu cử Quốc Gia và Tòa án Hiến Pháp giữ nguyên.
Đảng đương quyền đã bác bỏ ý kiến về một cuộc điều tra của quốc tế nhưng phát ngôn nhân chính phủ Phay Siphan nói rằng các giới chức không tìm cách ngăn chặn phe đối lập đưa kiến nghị tới các sứ quán nước ngoài.
Ông Phay Sipha nói rằng, trên phương diện áp lực của các sứ quán nước ngoài, chúng tôi, chính phủ, đã khuyến khích các sứ quán nước ngoài ở đây nhận các kiến nghị của phe đối lập và họ có thể làm bất cứ thứ gì họ nghĩ là phải.”
Hoa Kỳ và các nước Phương Tây khác đã kêu gọi tất cả các bên tham gia các cuộc thảo luận ôn hòa nhưng không công khai đứng về bên nào trong vụ tranh chấp về bầu cử này.