BAMAKO —
Pháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.
ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:
-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Pháp đang gia tăng lưc lượng của họ tại Mali, gởi xe tăng và xe thiết giáp tới, trong khi thực hiện các cuộc không kích nhắm vào các phần tử Hồi Giáo tranh đấu kiểm soát miền bắc. Thông tín viên Anne Look của đài VOA ở thủ đô Bamako của Mali tường thuật rằng hôm thứ Ba, 100 chiếc xe của Pháp đã tới từ nước láng giềng Côte d’Ivoire và có thêm binh sĩ tới từ Chad và Pháp.
Trong khi đó, những người được chứng kiến nói rằng, các chiến đấu cơ Pháp đã tấn công thị trấn Diabaly đêm hôm trước chỉ vài giờ sau khi các chiến binh Hồi Giáo kiểm soát khu vực cách Bamako 400 kilomet về hướng Bắc này. Hôm thứ Ba, cư dân nói với đài VOA rằng các phần tử tranh đấu vẫn còn chiếm giữ thị trấn vừa kể.
Các giới chức quốc phòng Pháp cho biết quân đội Pháp sẽ tăng từ từ tới 2.500 người. Và hôm thứ Ba, Nigeria cho biết sẽ triển khai các binh sĩ đầu tiên tới Mali trong vòng 24 giờ, như là một phần trong kế hoạch được dự trù đưa lược lượng Tây Phi để giúp quân đội Mali tái chiếm miền bắc.
Lên tiếng tại Dubai hôm thứ Ba, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng Pháp không có ý định giữ quân đội tại Mali, nhưng sẽ ở lại cho tới khi tình hình nước này được ổn định.
Ông nói rằng mục đích của Pháp là chặn đứng cuộc tấn công của các phần tử khủng bố để bảo đảm cho Bamako - nơi có hàng ngàn người mang quốc tịch Pháp – và để giúp Mali phục hồi tình trạng toàn vẹn lãnh thổ của họ. Ông cũng nói rằng Pháp sẽ yểm trợ cho quân đội châu Phi, sẽ mau chóng tới Mali để hoàn thành nhiệm vụ.
Pháp triển khai quân tới Mali hôm thứ Sáu, hành động theo yêu cầu của chính phủ lâm thời, sau khi các tổ chức Hồi Giáo tại miền bắc bắt đầu tiến quân tới miền nam.
Khối Tây Phi ECOWAS đang gia tăng nhịp độ triển khai binh sĩ tới Mali vì cùng những lý do đó. Giám đốc thông tin ECOWAS Sony Ugoh nói với đài VOA rằng các giới chức cảm thấy nhu cầu hành động mau chóng.
Họ đã nói rằng các quốc gia thành viên phải triển khai quân ngay lập tức để bảo vệ tình trạng toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thủ đô khỏi vụ tấn công dữ dội và bảo đảm an ninh cho nước này. Ông nghĩ là họ đã hành động thích hợp với tình hình đòi hỏi.
Lên tiếng hôm thứ Ba, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ những nỗ lực của Pháp tại Mali nhưng không gởi quân.
Ông nói rằng Hoa Kỳ không xem xét tới việc gởi quân tới Mali vào lúc này.
Trong khi đó, hôm thứ Ba, cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc nói rằng vụ đụng độ mới nhất đã khiến hơn 1000 người Mali chạy lánh sang các nước láng giềng. Cơ quan vừa kể cho biết số dân tị nạn Mali trong vùng giờ đây đứng ở mức 144.000 người và có hơn 200.000 người Mali phải dời cư trong nước họ.
Các phần tử Hồi Giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới Al-Qaida nắm quyền kiểm soát miền bắc Mali chẳng bao lâu sau khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ chính phủ hồi tháng Ba, khiến khu vực này tạm thời bị bỏ trống. Các phần tử tranh đấu đã áp đặt luật Hồi Giáo bảo thủ khắt khe trên khắp miền bắc.
Các giới chức Phương Tây và Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ lo ngại là các tổ chức tranh đấu có thể biến Mali thành căn cứ cho các phần tử khủng bố và những hoạt động tội phạm nếu để cho vùng này không được kiểm soát.
Mali là một thuộc địa cũ của Pháp và Pháp vẫn còn nhiều quyền lợi kinh tế và chính trị tại quốc gia Tây Phi này.
Binh sĩ nước ngoài được gởi tới Mali
Binh sĩ nước ngoài tại MaliPháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.
ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:
-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Trong khi đó, những người được chứng kiến nói rằng, các chiến đấu cơ Pháp đã tấn công thị trấn Diabaly đêm hôm trước chỉ vài giờ sau khi các chiến binh Hồi Giáo kiểm soát khu vực cách Bamako 400 kilomet về hướng Bắc này. Hôm thứ Ba, cư dân nói với đài VOA rằng các phần tử tranh đấu vẫn còn chiếm giữ thị trấn vừa kể.
Các giới chức quốc phòng Pháp cho biết quân đội Pháp sẽ tăng từ từ tới 2.500 người. Và hôm thứ Ba, Nigeria cho biết sẽ triển khai các binh sĩ đầu tiên tới Mali trong vòng 24 giờ, như là một phần trong kế hoạch được dự trù đưa lược lượng Tây Phi để giúp quân đội Mali tái chiếm miền bắc.
Lên tiếng tại Dubai hôm thứ Ba, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng Pháp không có ý định giữ quân đội tại Mali, nhưng sẽ ở lại cho tới khi tình hình nước này được ổn định.
Ông nói rằng mục đích của Pháp là chặn đứng cuộc tấn công của các phần tử khủng bố để bảo đảm cho Bamako - nơi có hàng ngàn người mang quốc tịch Pháp – và để giúp Mali phục hồi tình trạng toàn vẹn lãnh thổ của họ. Ông cũng nói rằng Pháp sẽ yểm trợ cho quân đội châu Phi, sẽ mau chóng tới Mali để hoàn thành nhiệm vụ.
Pháp triển khai quân tới Mali hôm thứ Sáu, hành động theo yêu cầu của chính phủ lâm thời, sau khi các tổ chức Hồi Giáo tại miền bắc bắt đầu tiến quân tới miền nam.
Khối Tây Phi ECOWAS đang gia tăng nhịp độ triển khai binh sĩ tới Mali vì cùng những lý do đó. Giám đốc thông tin ECOWAS Sony Ugoh nói với đài VOA rằng các giới chức cảm thấy nhu cầu hành động mau chóng.
Họ đã nói rằng các quốc gia thành viên phải triển khai quân ngay lập tức để bảo vệ tình trạng toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thủ đô khỏi vụ tấn công dữ dội và bảo đảm an ninh cho nước này. Ông nghĩ là họ đã hành động thích hợp với tình hình đòi hỏi.
Lên tiếng hôm thứ Ba, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ những nỗ lực của Pháp tại Mali nhưng không gởi quân.
Ông nói rằng Hoa Kỳ không xem xét tới việc gởi quân tới Mali vào lúc này.
Trong khi đó, hôm thứ Ba, cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc nói rằng vụ đụng độ mới nhất đã khiến hơn 1000 người Mali chạy lánh sang các nước láng giềng. Cơ quan vừa kể cho biết số dân tị nạn Mali trong vùng giờ đây đứng ở mức 144.000 người và có hơn 200.000 người Mali phải dời cư trong nước họ.
Các phần tử Hồi Giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới Al-Qaida nắm quyền kiểm soát miền bắc Mali chẳng bao lâu sau khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ chính phủ hồi tháng Ba, khiến khu vực này tạm thời bị bỏ trống. Các phần tử tranh đấu đã áp đặt luật Hồi Giáo bảo thủ khắt khe trên khắp miền bắc.
Các giới chức Phương Tây và Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ lo ngại là các tổ chức tranh đấu có thể biến Mali thành căn cứ cho các phần tử khủng bố và những hoạt động tội phạm nếu để cho vùng này không được kiểm soát.
Mali là một thuộc địa cũ của Pháp và Pháp vẫn còn nhiều quyền lợi kinh tế và chính trị tại quốc gia Tây Phi này.