HÀ NỘI —
Việt Nam hiện có kế hoạch phát triển một nền kinh tế kỹ thuật sống động trong vòng 10 năm tới, nhưng các nhà phân tích về công nghệ thông tin nói rằng con đường trước mắt nước này không phải là dễ dàng. Phần lớn các phần mềm sử dụng tại nước này bị sao chép lậu trong khi những người sử dụng máy tính thì lại đối mặt với ‘đại dịch’ tấn công sử dụng phần mềm độc hại, và các nhà quan sát nói rằng chính phủ không hành động đủ mạnh để giải quyết các vấn đề đó.
Lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 10 năm qua và chính phủ đặt nhiều kỳ vọng vào ngành này trong tương lai với tham vọng trở thành một trung tâm công nghệ thông tin (IT) cũng như gia công phần mềm trong vòng một thập kỷ tới.
Nhưng theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam cần phải hành động nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề an ninh mạng ở nước này nếu muốn nắm giữ miếng bánh của nền kinh tế tri thức.
Một trở ngại lớn là phần mềm độc hại, còn được biết tới với tên tiếng Anh malware, được dùng để làm gián đoạn hoặc phá hoại hệ điều hành máy tính, đánh cắp dữ liệu hoặc tiếp cận các hệ thống máy tính cá nhân.
Theo ông Michael Mudd, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông, Sở hữu trí tuệ và Công nghệ thông tin tại Phòng Thương mại Mỹ, Việt Nam luôn nằm trong số 5 nước xuất phát thư rác và phần mềm độc hại hàng đầu thế giới.
Ông nói rằng Việt Nam đang đối mặt với “đại dịch” phần mềm độc hại chủ yếu là bởi vì thiếu nhận thức về vấn đề này.
“Tại các nước phát triển ngành công nghệ thông tin lâu hơn, người ta nhận thức tốt hơn về các chương trình phòng chống virus. Trong khi đó, tại bất kỳ nơi nào ở Việt Nam mà tôi tới, các văn phòng hay những nơi đại loại như thế, hầu như không có máy tính nào, trừ các máy lớn, được bảo vệ bằng các chương trình chống virus”.
Theo ông Wahab Yusoff, Phó Chủ tịch phụ trách vùng Nam Á của tập đoàn phần mềm máy tính toàn cầu McAfee, vấn đề phần mềm độc hại thường mang tính đối phó. Ta không hành động trừ phi ta bị tấn công bằng phần mềm kiểu này.
“Tôi nghĩ rằng nhận thức ngày càng cao nhưng tôi nghĩ rằng vẫn còn tồn tại thái độ đối phó của mọi người, nhưng nhận thức đã cao hơn. So với Singapore, một quốc gia và cộng đồng nhỏ hơn nhiều, rõ ràng là Việt Nam kém hơn về mặt nhận thức và sự chín muồi nhưng rõ ràng nhận thức của mọi người đang cao hơn”.
Việc sử dụng các phần mềm sao chép lậu là một trong những cách thức chính giúp phần mềm độc hại có thể tiếp cận các hệ thống máy tính.
Theo Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp có trụ sở ở Mỹ, khoảng 81% máy tính ở Việt Nam sử dụng các phần mềm bị sao chép lậu. Ông Mudd nói rằng các máy tính bị nhiễm virus sử dụng khoảng 20% băng thông có sẵn, gây ra các thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Các máy tính bị khống chế có thể bị sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào các máy tính khác.
Bà Phạm Hoàng Miên là người đồng sở hữu trang web liệt kê các sự kiện có tên gọi Hanoi Grapevine.
Tuần trước, trang web này đã ngưng hoạt động một ngày sau khi bị tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ, có nghĩa là một số lượng lớn các máy tính bị khống chế tự động đăng nhập vào trang web. Mục đích của các cuộc tấn công như thế này thường là để đánh cắp các thông tin cá nhân.
Các hồ sơ cho thấy nhiều máy tính tham gia vào vụ tấn công này được xác định là ở Việt Nam.
“Các khách hàng liên tục gọi điện thoại và gửi email với nội dung ‘khi nào thì trang web hoạt động trở lại, chúng tôi đã đăng quảng cáo trên đó và giờ thì nó biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra nữa?’ Hoặc một số người nhắn tin cho chúng tôi nói rằng ‘chúng tôi sẽ tới Hà Nội vào cuối tuần này nhưng không thể tiếp tục trang web, chuyện gì xảy ra vậy?’ Và tôi chỉ biết nói rằng ‘tôi cũng giống như quý vị thôi, trang web không hoạt động thì tôi cũng không biết chuyện gì đang xảy ra trong thành phố”.
Theo ông Yusoff từ công ty McAfee, các tác động kinh tế còn dẫn tới các hệ quả trên bình diện quốc gia vì phần mềm độc hại có khả năng vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng quốc gia. Ông nêu ví dụ về các máy rút tiền.
“Trước đây, chúng tôi nghe nhiều chuyện xảy ra tại châu Âu và Mỹ nơi các máy rút tiền bị tấn công và ngưng hoạt động và các nước này đã phải hứng chịu hệ quả từ việc các máy ATM không hoạt động trong vòng hai tuần. Vì thế các vấn đề như vậy thực ra có thể khiến nền kinh tế của một nước bị ảnh hưởng”.
Ông Mudd nói rằng để xử lý vấn đề này, Việt Nam không cần thêm các ‘nhà khoa học có bằng đại học 4 năm’, mà cần một đội ngũ ‘thợ’ công nghệ thông tin có thể bảo trì các hệ thống máy tính một cách đúng đắn để loại bỏ các phần mềm độc hại cài đặt sẵn trong các máy tính.
Ông nói rằng để đạt được các giấc mơ công nghệ thông tin, giáo dục về an ninh mạng cần phải bắt đầu sớm, thậm chí là bắt đầu ở tuổi đi học, để giúp người dân hiểu về giá trị của việc đầu tư vào cấc chương trình chống virus và phần mềm hợp pháp.
Lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 10 năm qua và chính phủ đặt nhiều kỳ vọng vào ngành này trong tương lai với tham vọng trở thành một trung tâm công nghệ thông tin (IT) cũng như gia công phần mềm trong vòng một thập kỷ tới.
Nhưng theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam cần phải hành động nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề an ninh mạng ở nước này nếu muốn nắm giữ miếng bánh của nền kinh tế tri thức.
...tại bất kỳ nơi nào ở Việt Nam mà tôi tới, các văn phòng hay những nơi đại loại như thế, hầu như không có máy tính nào, trừ các máy lớn, được bảo vệ bằng các chương trình chống virus.Michael Mudd, Chủ tịch UB Truyền thông, Sở hữu trí tuệ và Công nghệ thông tin Phòng Thương mại Mỹ.
Theo ông Michael Mudd, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông, Sở hữu trí tuệ và Công nghệ thông tin tại Phòng Thương mại Mỹ, Việt Nam luôn nằm trong số 5 nước xuất phát thư rác và phần mềm độc hại hàng đầu thế giới.
Ông nói rằng Việt Nam đang đối mặt với “đại dịch” phần mềm độc hại chủ yếu là bởi vì thiếu nhận thức về vấn đề này.
“Tại các nước phát triển ngành công nghệ thông tin lâu hơn, người ta nhận thức tốt hơn về các chương trình phòng chống virus. Trong khi đó, tại bất kỳ nơi nào ở Việt Nam mà tôi tới, các văn phòng hay những nơi đại loại như thế, hầu như không có máy tính nào, trừ các máy lớn, được bảo vệ bằng các chương trình chống virus”.
Theo ông Wahab Yusoff, Phó Chủ tịch phụ trách vùng Nam Á của tập đoàn phần mềm máy tính toàn cầu McAfee, vấn đề phần mềm độc hại thường mang tính đối phó. Ta không hành động trừ phi ta bị tấn công bằng phần mềm kiểu này.
“Tôi nghĩ rằng nhận thức ngày càng cao nhưng tôi nghĩ rằng vẫn còn tồn tại thái độ đối phó của mọi người, nhưng nhận thức đã cao hơn. So với Singapore, một quốc gia và cộng đồng nhỏ hơn nhiều, rõ ràng là Việt Nam kém hơn về mặt nhận thức và sự chín muồi nhưng rõ ràng nhận thức của mọi người đang cao hơn”.
Việc sử dụng các phần mềm sao chép lậu là một trong những cách thức chính giúp phần mềm độc hại có thể tiếp cận các hệ thống máy tính.
Theo Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp có trụ sở ở Mỹ, khoảng 81% máy tính ở Việt Nam sử dụng các phần mềm bị sao chép lậu. Ông Mudd nói rằng các máy tính bị nhiễm virus sử dụng khoảng 20% băng thông có sẵn, gây ra các thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Các máy tính bị khống chế có thể bị sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào các máy tính khác.
Bà Phạm Hoàng Miên là người đồng sở hữu trang web liệt kê các sự kiện có tên gọi Hanoi Grapevine.
Trước đây, chúng tôi nghe nhiều chuyện xảy ra tại châu Âu và Mỹ nơi các máy rút tiền ATM bị tấn công và ngưng hoạt động...Vì thế các vấn đề như vậy thực ra có thể khiến nền kinh tế của một nước bị ảnh hưởng.Wahab Yusoff, Phó Chủ tịch phụ trách vùng Nam Á của McAfee.
Các hồ sơ cho thấy nhiều máy tính tham gia vào vụ tấn công này được xác định là ở Việt Nam.
“Các khách hàng liên tục gọi điện thoại và gửi email với nội dung ‘khi nào thì trang web hoạt động trở lại, chúng tôi đã đăng quảng cáo trên đó và giờ thì nó biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra nữa?’ Hoặc một số người nhắn tin cho chúng tôi nói rằng ‘chúng tôi sẽ tới Hà Nội vào cuối tuần này nhưng không thể tiếp tục trang web, chuyện gì xảy ra vậy?’ Và tôi chỉ biết nói rằng ‘tôi cũng giống như quý vị thôi, trang web không hoạt động thì tôi cũng không biết chuyện gì đang xảy ra trong thành phố”.
Theo ông Yusoff từ công ty McAfee, các tác động kinh tế còn dẫn tới các hệ quả trên bình diện quốc gia vì phần mềm độc hại có khả năng vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng quốc gia. Ông nêu ví dụ về các máy rút tiền.
“Trước đây, chúng tôi nghe nhiều chuyện xảy ra tại châu Âu và Mỹ nơi các máy rút tiền bị tấn công và ngưng hoạt động và các nước này đã phải hứng chịu hệ quả từ việc các máy ATM không hoạt động trong vòng hai tuần. Vì thế các vấn đề như vậy thực ra có thể khiến nền kinh tế của một nước bị ảnh hưởng”.
Ông Mudd nói rằng để xử lý vấn đề này, Việt Nam không cần thêm các ‘nhà khoa học có bằng đại học 4 năm’, mà cần một đội ngũ ‘thợ’ công nghệ thông tin có thể bảo trì các hệ thống máy tính một cách đúng đắn để loại bỏ các phần mềm độc hại cài đặt sẵn trong các máy tính.
Ông nói rằng để đạt được các giấc mơ công nghệ thông tin, giáo dục về an ninh mạng cần phải bắt đầu sớm, thậm chí là bắt đầu ở tuổi đi học, để giúp người dân hiểu về giá trị của việc đầu tư vào cấc chương trình chống virus và phần mềm hợp pháp.